TIN GIẢ LÀ GÌ? CÁCH NHẬN DIỆN TIN GIẢ TRÊN MẠNG XÃ HỘI

Trước sự phát triển mạnh mẽ của internet và MXH, các thông tin giả mạo, bịa đặt, sai sự thật xuất hiện tràn lan, gây hoang mang dư luận và ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin của công chúng. Đặc biệt, những thông tin này có thể làm suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp. Vì vậy, việc nhận diện, kiểm soát và ngăn chặn tin giả là nhiệm vụ cấp thiết nhằm bảo vệ môi trường thông tin minh bạch, chính xác.

Table of Contents

Tin giả là gì?

Hành vi bịa đặt, lan truyền thông tin sai sự thật là vi phạm pháp luật, tùy thuộc tính chất, mức độ vi phạm. Người thực hiện hành vi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Định nghĩa tin giả là gì?

Tin giả (Fake news) là những tin rác, tin tức giả mạo, bịa đặt hoặc tin lừa đảo, các thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật được lan truyền qua phương tiện truyền thông hay MXH. Tin không đúng sự thật được tạo ra để tác động đến tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc, thái độ, hành vi của người dân. Từ đó, gây ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thực tiễn, nhằm thực hiện các mục đích chính trị, lợi ích kinh tế hay ý đồ xấu của chủ thể tiến hành.

Tin giả (Fake news) là tin rác, tin giả mạo, bịa đặt hoặc tin lừa đảo
Tin giả (Fake news) là tin rác, tin tức giả mạo, bịa đặt hoặc tin lừa đảo

Các loại tin tức giả mạo phổ biến

Tin tức giả mạo xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ bịa đặt hoàn toàn đến bóp méo sự thật nhằm thao túng dư luận. Chúng được lan truyền nhanh chóng trên nền tảng truyền thông số nhờ tiêu đề giật gân. Nội dung gây sốc hoặc đánh vào cảm xúc người đọc. Dưới đây là các tin tức giả mạo phổ biến:

Tin bịa đặt & thông tin sai lệch

Đây là loại tin không đúng sự thật, tạo ra với mục đích lừa đảo, gây hoang mang dư luận hoặc thao túng nhận thức của người dùng. Những thông tin này thường không có nguồn gốc rõ ràng, không được kiểm chứng. Dưới đây là một số ví dụ về tin đồn không đúng trên các nền tảng social.

  • Tin đồn về một người nổi tiếng qua đời trong khi họ vẫn khỏe mạnh
  • Thông tin không chính thống về chính sách nhà nước nhằm kích động dư luận

Tin tức bị bóp méo sự thật

Loại tin này có nguồn gốc từ những thông tin thật nhưng bị chỉnh sửa, cắt ghép hoặc trình bày theo cách gây hiểm lầm. Các phương tiện truyền thông hoặc cá nhân có thể sử dụng thông tin này để thao túng dư luận, phục vụ lợi ích cá nhân hoặc nhóm. Một số ví dụ về các tin đồn như:

  • Cắt ghép phát biểu của một chính trị gia để tạo ý nghĩa sai lệch so với thông tin thực tế.
  • Trích dẫn một phần nghiên cứu khoa mà không đề cập chính xác đến bối cảnh cụ thể.

Thông tin sai lệch mang tính giật gân, câu view

Những tin tức này thường có tiêu đề giật gân, gây sốc nhằm thu hút lượt xem và tương tác. Loại tin này phổ biến trên các trang web không uy tín hoặc trên social media. Nơi các nội dung dễ lan truyền nhanh chóng. Một số ví dụ về tin giả có thể kể đến như:

  • Loại thực phẩm gây ung thư, hàng triệu người đang ăn mà không biết
  • Bí mật động trời về người ngoài hành tinh vừa được tiết lộ!

Vì sao tin giả trên MXH lan truyền nhanh?

Hiện nay, các tin không đúng trên MXH có tốc độ lan truyền chóng mặt, thậm chí còn nhanh hơn tin tức chính thống. Điều này không chỉ xuất phát từ sự tò mò của người dùng mà còn bị tác động bởi nhiều yếu tố. Bao gồm thuật toán nền tảng, tâm lý đám đông và cả các lợi ích kinh tế từ việc phát tán tin tức giả mạo.

Thuật toán recommendation & hiệu ứng lan truyền

Các nền tảng như Facebook, TikTok hay X sử dụng thuật toán để tối ưu hóa nội dung hiển thị dựa trên mức độ tương tác. Nó cũng là cách gây nghiện mạng xã hội cho người dùng. Thông tin sai lệch thường có tiêu đề giật gân, gây sốc dễ thu hút lượt thích, bình luận và chia sẻ. Khiến cho thuật toán đề xuất ưu tiên phân phối nội dung rộng rãi. Hiệu ứng lan truyền theo cấp số nhân khiến thông tin sai lấp có thể nhanh chóng tiếp cận hàng triệu người.

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok hay X sử dụng thuật toán để tối ưu hóa nội dung hiển thị dựa trên mức độ tương tác
Các nền tảng như Facebook, TikTok hay X sử dụng thuật toán để tối ưu hóa nội dung hiển thị dựa trên mức độ tương tác

Người dùng dễ bị thao túng tâm lý bởi thông tin sai lệch

Tin không đúng sự thật thường đánh vào cảm xúc như sợ hãi, tức giận hoặc sự đồng cảm. Khiến người dùng phản ứng ngay lập tức mà không kiểm chứng chính xác. Bên cạnh đó, hiệu ứng xác nhận khiến người đọc có xu hướng tin vào những thông tin phù hợp với quan điểm cá nhân, dù đó có thể là tin sai lệch.

Lợi ích kinh tế từ việc phát tán các tin không đúng sự thật

Nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng thông tin sai lệch để trục lợi, từ việc tăng lượt truy cập, kiếm tiền quảng cáo. Từ đó,  thao túng dư luận vì mục đích chính trị hoặc thương mại. Những trang web, tài khoản trên MXH chuyên phát tán Tin tức sai sự thật có thể thu về nguồn thu lớn từ quảng cáo. Nhờ lượng truy cập khổng lồ mà tin tức giật gân mang lại.

Tác hại của fake news & hậu quả trên mạng xã hội

Fake news không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân hay một nhóm người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội. Khi tin tức sai lệch lan truyền trên social media, nó có thể làm thay đổi nhận thức, tác động đến hành vi và thậm chí gây ra các hệ lụy không lường trước được.

Tác hại của tin giả đến cá nhân & xã hội

Thông tin sai lệch gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và toàn xã hội. Tác hại của mạng xã hội do thông tin sai lệch có thể ảnh hưởng đến người dùng như sau:

Gây hoang mang dư luận & kích động cộng đồng

Tin không đúng sự thật được tung ra tạo sự giật gân, thu hút sự chú ý bằng cách thổi phồng vấn đề hoặc bịa đặt thông tin. Những nội dung này có thể gây ra sự hoang mang, lo lắng trong cộng đồng, đặc biệt là khi liên quan đến các vấn đề nhạy cảm như dịch bệnh, an ninh hay chính trị. Nhiều trường hợp, tin tức giả mạo còn kích động bạo lực hoặc gây xung đột giữa các nhóm trong xã hội.

 Ảnh hưởng đến danh dự cá nhân & tổ chức

Nhiều người đã trở thành nạn nhân của tin bóp méo sự thật khi bị bôi nhọ, vu khống trên mạng. Những thông tin sai lệch có thể làm tổn hại đến danh dự, uy tín cá nhân hoặc doanh nghiệp, gây ra những hệ quả nghiêm trọng như mất việc, tổn thất kinh tế hoặc ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội.

Thông tin sai lệch gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và toàn xã hội
Thông tin sai lệch gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và toàn xã hội

Dẫn đến quyết định sai lầm trong đời sống & kinh tế

Khi tin bịa đặt được lan truyền rộng rãi, nhiều người có thể đưa quyết định sai lầm. Ví dụ, trong lĩnh vực tài chính, thông tin sai lệch có thể làm giá cổ phiếu biến động bất thường. Trong đời sống hàng ngày, tin giả liên quan đến sức khỏe, giáo dục khiến nhiều người chọn sai phương pháp điều trị. Hoặc đưa ra những lựa chọn không phù hợp

Hậu quả của tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến xã hội như thế nào?

Tin không đúng sự thật ảnh hưởng đến xã hội như thế nào? Nó không chỉ tác động đến từng cá nhân mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội. Từ chính trị, truyền thông cho đến kinh tế, lời đồn thất thiệp làm xáo trộn nhận thức. Từ đó, gây mất niềm tin và dẫn đến những quyết định sai lầm.

Tin tức ngụy tạo trong chính trị & truyền thông

Thông tin sai lệch về chính trị có thể gây chia rẽ xã hội, làm mất ổn định tình hình chung. Ảnh hưởng đến lòng tin của người dân vào các tổ chức chính phủ. Những chiến dịch tin đồn thất thiệt có thể bị lợi dụng. Thao túng dư luận, gây rối loạn bầu cử hoặc làm ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế.

Thông tin sai lệch trong y tế & sức khỏe

Những thông tin sai lệch về sức khỏe, đặc biệt là trong đại dịch COVID-19 khiến nhiều người hoang mang. Việc không tuân thủ các biện pháp phòng dịch hoặc từ chối tiêm vaccine. Ngoài ra, những thông tin sai lệch về thực phẩm và thuốc men khiến người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không an toàn. Gây hại cho sức khỏe cộng đồng.

Fake news trong kinh doanh & thị trường tài chính

Fake news có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh nghiệp và thị trường tài chính. Những thông tin sai lệch về công ty có thể khiến giá cổ phiếu biến động mạnh. Gây hoang mang cho nhà đầu tư và làm thiệt hàng triệu đô la. Ngoài ra, các chiêu trò lừa đảo trực tuyến thông qua tin giả khiến nhiều người mất tiền và tài sản.

Cách nhận diện đồn thất thiệt & kiểm chứng thông tin trên mạng

Tin đồn thất thiệt có thể xuất hiện ở mọi nơi, từ các nền tảng chia sẻ nội dung, trang web đến các ứng dụng nhắn tin. Việc nhận diện và kiểm chứng lời đồn thất thiệt để tránh bị thao túng và lan truyền.

Cách nhận diện tin đồn thất thiệt nhanh chóng & hiệu quả

Kiểm tra nguồn gốc & độ uy tín của tin tức

Trước khi vào một trang tin nào đó, hãy kiểm tra xem nguồn tin có đáng tin cậy không. các trang tin chính thống sẽ có quy trình kiểm duyệt chặt chẽ, trong khi các trang tin giả thường sử dụng tên miền lạ hoặc nội dung thiếu dẫn chứng.

Đối chiếu thông tin với nhiều nguồn khác nhau

Một trong những cách nhận diện tin giả đó là đối chiếu thông tin với nhiều nguồn khác nhau. Một tin chính xác sẽ được đăng tải trên nhiều kênh thông tin đáng tin cậy. Nếu có một trang duy nhất đăng tải mà không có nguồn nào kiểm chứng, bạn nên thận trọng và tìm kiếm thêm thông tin từ các nguồn khác.

Đối chiếu thông tin với nhiều nguồn khác nhau
Đối chiếu các thông tin không đúng sự thật với nhiều nguồn khác nhau

Nhận diện tiêu đề giật gân & dấu hiệu gây hiểu lầm

Lừa đảo thông tin thường sử dụng tiêu đề giật gân, gây sốc hoặc đánh vào cảm xúc để thu hút người đọc. Nếu tiêu đề quá phóng đại, mang tính kích động hoặc chứa những cụm từ như “chấn động”, “sốc”, “không ai ngờ tới” bạn nên xem xét kỹ nội dung trước khi tin và chia sẻ.

🔶🔶🔶Đọc thêm: Mục đích của mạng xã hội là gì? Những sự thật gây bất ngờ

Kiểm chứng tin tức trên mạng với các công cụ hữu ích

Tin tức giả mạo ngày càng tinh vi và lan truyền mạnh mẽ trên mạng, khiến nhiều người hoang mang và dễ bị dẫn đắt. Để kiểm chứng tin tức trên mạng, bạn có thể sử dụng một số công cụ và phương pháp hữu ích sau:

Google Fact Check & Snopes – Kiểm tra sự thật

Google Fact Check và Snopes là hai công cụ phổ biến giúp kiểm chứng tin tức nhanh chóng. Google Fact Check tổng hợp thông tin từ nhiều tổ chức kiểm chứng uy tín, trong khi Snopes chuyên phân tích và vạch trần những tin đồn thất thiệt trên internet.

Cách kiểm tra thông tin Facebook & TikTok

Trên Facebook và TikTok, thông tin sai sự thật thường được lan truyền qua video ngắn, bài viết chưa được kiểm chứng hoặc các tài khoản giả mạo. Để kiểm tra, bạn có thể:

  • Xem xét nguồn đăng tải, tránh tin từ các trang không chính thống.
  • Sử dụng tính năng tìm kiếm ngược trên Google để kiểm tra hình ảnh và video.
  • Đọc bình luận để xem phản hồi của cộng đồng về tính xác thực của nội dung.

Sử dụng AI & công nghệ để phát hiện fake news

AI ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện fake news. Các công cụ như Fake News Detector, Hoaxy, hay ClaimBuster có thể phân tích nội dung, kiểm tra tính nhất quán và so sánh với nguồn chính thống để xác minh độ tin cậy của tin tức.

Tin ngụy tạo và tin phản văn hóa – Nhận diện & tác động

Tin ngụy tạo không chỉ gây hiểu lầm mà còn lan truyền nội dung phản văn hóa, ảnh hưởng tiêu cực đến nhận thức xã hội. Việc nhận diện và ngăn chặn những thông tin sai lệch này giúp bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh.

Mối liên hệ giữa tin xuyên tạc và tin phản văn hóa

Thông tin xuyên tạc không chỉ gây nhầm lẫn thông tin mà còn có thể trở thành công cụ lan truyền tin phản văn hóa – Những thông tin đi ngược lại giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục và chuẩn mực xã hội.

  • Thông tin sai lệch kích động thù hận & chia rẽ cộng đồng: Nhiều tin giả chứa nội dung xuyên tạc, kích động xung đột tôn giáo, sắc tộc hoặc quan điểm chính trị, tạo chia rẽ trong xã hội.
  • Một số nội dung sai lệch có thể bóp méo lịch sử: bôi nhọ hình ảnh cá nhân haowcj tổ chức, khiến công chúng tiếp nhận thông tin sau lệch.
  • Một số nhóm lợi ích có thể sử dụng tin vịt để định hướng suy nghĩ, thao túng hành vi của cộng đồng theo hướng tiêu cực, ảnh hưởng đến nhận thức văn hóa chung.

Hậu quả của nói sai sự thật về người khác trên mạng xã hội

Trong thời đại số, thông tin sai lệch nói sai sự thật về người khác lan truyền nhanh chóng, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

  • Tổn hại danh dự, uy tín cá nhân: Việc lan truyền tin đồn thất thiệt có thể khiến nạn nhân bị mất uy tín, ảnh hưởng đến công việc, đời sống cá nhân và các mối quan hệ xã hội.
  • Hậu quả pháp lý: Theo luật pháp của nhiều quốc gia, tung tin sai sự thật về người khác có thể bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
  • Gây áp lực tâm lý & ảnh hưởng sức khỏe tinh thần: Nhiều nạn nhân của tin giả rơi vào trạng thái căng thẳng, trầm cảm, thậm chí dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc.
Hậu quả của nói sai sự thật về người khác trên mạng xã hội
Hậu quả của nói sai sự thật về người khác trên MXH

Vai trò của báo chí & mạng xã hội trong kiểm soát tin lá cải

Tin lá cải lan truyền nhanh chóng trên MXH đặt ra thách thức với nền tảng trực tuyến và báo chí truyền thống. Cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và ngăn chặn thông tin không chính xác, bảo vệ môi trường thông tin lành mạnh cho cộng đồng.

🔶🔶🔶Tìm hiểu ngay: Vai trò của mạng xã hội 

Facebook, Twitter, TikTok chống tin tức giả mạo thế nào?

Social media là môi trường lý tưởng để tin tức giả mạo lan truyền nhanh chóng. Do đó, các nền tảng như Facebook, Twitter, TikTok phải có trách nhiệm ngăn chặn tin sai sự thật bằng cách đưa ra các chính sách cho nền tảng.

  • Gắn nhãn cảnh báo đối với các bài viết chứa thông tin chưa được kiểm chứng.
  • Giảm tương tác của các nội dung có dấu hiệu lan truyền tin bị bóp méo.
  • Biên tập viên cần kết hợp với các tổ chức kiểm chứng thông tin để xác minh tính xác thực của nội dung.

Hạn chế fake news bằng thuật toán kiểm duyệt nội dung

Báo chí chính thống & truyền thông số đối phó với fake news bằng việc sử dụng thuật toán kiểm duyệt nội dung:

  • Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát hiện và chặn các bài viết có dấu hiệu sai lệch.
  • Điều chỉnh thuật toán nhằm giảm khả năng hiển thị của tin tức sai sự thật.
  • Áp dụng hình thức xử phạt như khóa tài khoản hoặc hạn chế tính năng đối với người thường xuyên phát tán tin giả.
Báo chí chính thống & truyền thông số đối phó với fake news bằng việc sử dụng thuật toán kiểm duyệt nội dung
Báo chí chính thống & truyền thông số đối phó với fake news bằng việc sử dụng thuật toán kiểm duyệt nội dung:

Chương trình kiểm chứng thông tin (Fact-checking)

Nhiều tổ chức báo chí đã triển khai các chương trình kiểm chứng thông tin để xác thực độ chính xác của tin tức, ví dụ:

  • Google Fact Check, Snopes và các tổ chức kiểm chứng độc lập.
  • Các trang web như FactCheck.org, Politifact giúp phân tích và vạch trần tin giả.

Sự cần thiết của báo chí chuyên nghiệp trong thời đại số

Báo chí chuyên nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và giúp người dân phân biệt các tin thật và tin tức bịa đặt. Trong bối cảnh các nền tảng chia sẻ nội dung bùng nổ, báo chí chính thống cần:

  • Đầu tư vào đội ngũ phóng viên, biên tập viên chuyên nghiệp để xác minh thông tin.
  • Kết hợp công nghệ AI và dữ liệu lớn để phân tích và phát hiện fake news.
  • Tăng cường truyền thông giáo dục để nâng cao nhận thức của công chúng về tin không chính xác.

Cách giáo dục & nâng cao nhận thức về tin giả

Tin tức giả mạo không chỉ lan truyền mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cá nhân và xã hội. Vì vậy, giáo dục và nâng cao nhận thức là một trong những cách hiệu quả để giảm tác động tiêu cực của tin tức giả mạo.

Giáo dục về tin tức giả mạo trong trường học

Một trong những cách ngăn chặn tin giả trên MXH đó là việc giáo dục thế hệ tương lai, nhận thức ngay từ trên ghế nhà trường.

Dạy học sinh cách phân biệt tin tức thật – giả

Việc đưa nội dung về tin tức giả mạo vào chương trình giáo dục sẽ giúp học sinh nhận thức sớm về vấn đề này. Các em cần được hướng dẫn cách kiểm tra nguồn tin, nhận biết dấu hiệu của tin tức giả và không vội tin vào những thông tin chưa được xác thực.

Cách giáo dục & nâng cao nhận thức về <yoastmark class=
Cách nhận thức và nâng cao nhận thức tin giả

Tăng cường tư duy phản biện khi tiếp nhận thông tin

Tư duy phản biện là kỹ năng quan trọng giúp mọi người không dễ dàng tin vào những gì đọc được trên mạng. Khi gặp một thông tin gây sốc hoặc chưa rõ nguồn gốc, thay vì tin ngay lập tức, hãy đặt câu hỏi: Ai là người đưa tin? Nguồn này có đáng tin cậy không? Có nguồn nào khác xác nhận thông tin này không?

🔶🔶🔶Tìm hiểu ngay: Mạng xã hội thực tế ảo là gì?

Cách bảo vệ bản thân khỏi tin lá cải trên mạng xã hội

Tin tức giả mạo & xuyên tạc có thể gây hiểu lầm và hoang mang. Để tránh trở thành nạn nhân hoặc vô tình lan truyền tin tức sai lệch, mỗi người cần biết cách kiểm chứng và tiếp nhận thông tin một cách chính xác.

Hạn chế chia sẻ thông tin chưa xác thực

Một trong những lý do khiến Tin tức sai sự thật lan truyền nhanh chính là do người dùng chia sẻ không kiểm chứng. Trước khi nhấn nút “chia sẻ”, hãy kiểm tra các thông tin đó có nguồn gốc đáng tin cậy không, kiểm chứng rõ ràng chưa.

Cảnh giác với tin tức mang tính giật gân, kích động

Những tin tức sử dụng tiêu đề gây sốc, nội dung tính kích động đánh vào cảm xúc tiêu cực  là các thông tin xuyên tạc. Bạn hãy phải kiểm tra thông tin trước khi chia sẻ cho bạn bè hay người thân.

Tin giả là một vấn đề nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cá nhân, cộng động và toàn xã hội. Việc nhận diện và ngăn chặn các tin không đúng sự thật là trách nhiệm của các cá nhân. Cùng với các cơ quan báo chí và truyền thông. Nâng cao nhận thức, tư duy phản biện và cẩn trọng tiếp nhận thông tin đảm bảo tính minh bạch và đáng tin cậy.

Chia sẻ qua:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Có thể bạn muốn đọc thêm

Table of Contents

YooLife Shop

Sàn thương mại điện tử

Giới thiệu về YooLife Shop

YooLife Shop mang đến cho người dùng trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản, an toàn và nhanh chóng thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.

Chúng tôi mong muốn góp phần làm cho mua sắm trở nên tốt đẹp hơn bằng sức mạnh công nghệ thông qua việc kết nối cộng đồng người mua và người bán

Khám phá YooLife Shop ngay hôm nay

Hoặc quét QR Code để tải ứng dụng

QR App

YooLife

Nền tảng xã hội thông minh

Giới thiệu về YooLife

Được thiết kế theo triết lý số hóa các nhu cầu từ cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, nhằm hướng tới việc xây dựng mô hình xã hội thông minh. 

Đây không phải ứng dụng Smarthome thuần túy, nó đồng thời là cánh cổng kết nối cư dân – cư dân, cư dân với ban quản trị khu, cư dân với xã hội. 

Mang mọi nhu cầu của xã hội thu gọn chỉ bằng cách chạm trên Yoolife

Khám phá Yoolife ngay hôm nay

Hoặc quét QR Code để tải ứng dụng

QR App

YooSeller

Chuyển đổi số bán lẻ và F&B

1. GIỚI THIỆU VỀ YOOSELLER

YooSeller là giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho nhà bán hàng, được thiết kế dựa trên ba trụ cột công nghệ: số hóa (ERP), ảo hóa (VR360 Tour), xanh hóa (IoT).

2. TÍNH NĂNG NỔI BẬT

3. SỰ KHÁC BIỆT VƯỢT TRỘI

SỐ HÓA (ERP)

Tích hợp đồng bộ phần mềm quản lý chuyên nghiệp, phần mềm chăm sóc khách hàng, báo cáo tài chính, quản trị nhân sự, quản lý đơn hàng, ứng dụng phân tích dữ liệu… giúp vận hành và đánh giá hiệu quả kinh doanh

  • Cải thiện việc quản lý thông tin khách hàng và quy trình hành chính
  • Tối ưu hóa quy trình và nâng cao hiệu quả công việc
  • Quản lý tài chính và hóa đơn tự động
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng
  • Tiếp cận thị trường và mở rộng doanh thu qua các kênh trực tuyến.
  • Tối ưu hóa quản lý kho và chuỗi cung ứng

XANH HÓA (IOT)

Tích hợp và số hóa đồng bộ hệ sinh thái phần cứng điện, nước, gas, btu, giám sát an ninh, cảnh báo cháy, khói, só, báo động chống đột nhập, AI camera…giúp tiết kiệm chi phí vận hành và gia tăng sự an toàn trong quá trình quản lý từ xa.

  • Quản lý năng lượng hiệu quả 
  • Giám sát an ninh và an toàn tối ưu 
  • Theo dõi và bảo vệ môi trường 
  • Triển khai hệ thống âm thanh đa vùng linh hoạt 
  • Sử dụng hệ thống màn hình hiển thị đa năng.

3. ẢO HÓA (VR 360 TOUR)

Xây dựng mô hình 2D, 3D, VR360 các shop/dịch vụ đồng bộ và khép kín chu trình, nâng cao trải nghiệm sản phẩm, dịch vụ, sử dụng và lựa chọn mọi lúc mọi nơi… Qua đó, kích thích tương tác và thu hút khách hàng. 

Khám phá YooSeller ngay hôm nay

Hoặc quét QR Code để tải ứng dụng

YooHardware

Hệ sinh thái thiết bị IoT

1. GIỚI THIỆU VỀ YooHardware

YooHardware là giải pháp phần cứng với các thiết bị IoT tích hợp đồng bộ với các giải pháp phần mềm của YooTek nhằm tạo nên một hệ sinh thái toàn diện. Hệ sinh thái thiết bị:

1. Bộ điều khiển trung tâm (AIoT Gateway): Room AIoT Gateway, Home IoT, Industry Gateway

2. Thiết bị hình ảnh camera AI Box

3. Thiết bị cảm biến IoT Sensor: SOS, Smoke, Heat, Water leakage, PIR, Door Contact…

4. Thiết bị năng lượng (Energy): Đồng hồ nước, Đồng hồ điện power tag

5. Thiết bị an ninh (Smart Security): chuông hình lobbyphone tích hợp YooLife, FaceID, QR Code, Card Reader, chống đột nhập Anti-intrusion Alarm

6. Thiết bị thanh toán cầm tay tích hợp giải pháp chuyển đổi số toàn diện cho nhà bán hàng YooSeller

7. Thiết bị cảm biến chất lượng nước và không khí, quan trắc môi trường ESG

8. Thiết bị xếp hàng lấy số, hiển thị thông tin info display hỗ trợ hạ tầng thông minh

2. Hệ sinh thái thiết bị IoT

Bộ điều khiển
trung tâm

Thiết bị
hình ảnh

Thiết bị
IoT Sensor

Thiết bị
năng lượng

Thiết bị
an ninh

Thiết bị
thanh toán

Thiết bị
cảm biến

Thiết bị
lấy hàng

3. LỢI ÍCH ĐEM LẠI

LINH HOẠT

LINH HOẠT

Linh động lựa chọn thiết bị của nhiều hàng và điều khiển duy nhất chỉ trên một nền tảng

SÁNG TẠO

SÁNG TẠO

Đem lại trải nghiệm mới lạ, cải thiện không gian sống "xanh - sạch - sang"

THÔNG MINH

THÔNG MINH

Sử dụng các thiết bị an toàn - thông minh cho mọi thành viên gia đình

YooIOC

CHUYỂN ĐỔI SỐ QUẢN LÝ TÒA NHÀ

1. YooIoC là gì?

YooIOC là nền tảng số hóa công tác quản lý vận hành tòa nhà, cho phép quản lý nhanh chóng, thuận tiện và tối ưu tại bất cứ nơi nào kết nối internet, qua đó nâng cao chất lượng sống cho cư dân và những người sử dụng dịch vụ.

Là công cụ hữu ích dành cho: 

  • Chủ đầu tư/ Ban quản trị 

  • Ban quản lý, các bộ phận phòng ban liên quan

2. TÍNH NĂNG NỔI BẬT

Dành cho Ban quản lý

  • Quản lý đồng thời nhiều dự án

  • Quản lý vận hành và bảo trì

  • Quản lý an ninh và các quy định

  • Quản lý tài chính, hợp đồng

  • Quản lý môi trường và năng lượng

  • Quản lý quan hệ và tương tác với cư dân

  • Quản lý nhân sự và công việc

Dành cho các bộ phận khác

3. LỢI ÍCH ĐEM LẠI

Chủ đầu tư/ Ban quản trị

  • Tăng giá trị thương hiệu, uy tín cho CDT, phát huy vai trò quản trị của BQT

  • Tăng giá trị tài sản, giá bán căn hộ, giá cho thuê tài sản, tính thanh khoản cao

  • Tạo ra cộng đồng cư dân gắn kết trên môi trường số, tối ưu nguồn lực xã hội, dễ dàng duy trì kết nối, nâng cao chất lượng

  • Chăm sóc khách hàng và bán hàng đa kênh CRM.

  • Nâng cao chất lượng sống, giá trị phục vụ người dân

Ban quản lý/ Công ty QLTN

  • Tích hợp đồng bộ hệ sinh thái phần cứng kỹ thuật: camera AI, hệ thống báo khói  báo cháy, hệ thống bơm – quạt, hệ thống an ninh tuần tra, hệ thống chiếu sáng…

  • Quản trị – phân quyền cho từng bộ phận khác nhau: bộ phận kỹ thuật, bộ phận an ninh, bộ phận lễ tân, bộ phận kế toán, bộ phận vệ sinh – chăm sóc cây xanh, bộ phận kinh doanh dịch vụ

  • Linh hoạt ứng dụng trên nhiều dự án, quản lý theo mô hình chuỗi dự án, xây dựng tệp khách hàng, cộng đồng cư dân thông minh

Khám phá YooIOC ngay hôm nay

Hoặc quét QR Code để tải ứng dụng