Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi sự cá nhân hóa, kết nối cảm xúc và trải nghiệm toàn diện trên mọi điểm chạm, các chiến lược tiếp thị truyền thống dần bộc lộ nhiều giới hạn. Doanh nghiệp không chỉ cần truyền tải thông điệp mà còn phải kiến tạo giá trị, nắm được hành vi và đồng hành cùng khách hàng trong suốt hành trình. Marketing 6.0 ra đời như một lẽ tất yếu, kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và trí tuệ – mở ra kỷ nguyên tiếp thị lấy con người là trung tâm trong thế giới vận hành.
Table of Contents
ToggleTừ Marketing 1.0 đến 6.0 – Hành trình 60 năm thay đổi thế giới
Trong suốt hơn 60 năm qua, marketing không chỉ là câu chuyện của quảng bá sản phẩm mà còn trở thành hành trình song hành cùng sự tiến hóa của xã hội, công nghệ và con người. Từ thời kỳ sản xuất đại trà và truyền thông một chiều đến kỷ nguyên của dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo và metaverse, mỗi phiên bản marketing ra đời đều phản ánh một bước ngoặt quan trọng về cách doanh nghiệp hiểu, tiếp cận và kết nối với khách hàng.
Marketing 1.0 → 3.0: Từ sản phẩm đến con người
Marketing 1.0 đến 3.0 là giai đoạn thể hiện sự chuyển dịch trọng tâm từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng, rồi đến các giá trị nhân văn sâu rộng.
Marketing 1.0 – Sản xuất đại trà, tiếp thị đại chúng
Marketing 1.0 tập trung vào việc sản xuất hàng loạt và tiếp thị cho số đông. Doanh nghiệp chỉ cần giới thiệu tính năng sản phẩm và đảm bảo nguồn cung ổn định là đủ để chinh phục thị trường.
Marketing 2.0 – Tập trung vào người tiêu dùng
Sự phát triển của công nghệ mở đầu cho Marketing 2.0. Với sự phát triển của Internet, việc tiếp cận thông tin dễ dàng và tiết kiệm hơn cho phép người tiêu dùng so sánh và tìm kiếm thông tin về các sản phẩm và dịch vụ. Giai đoạn này, marketing đặt trọng tâm vào nhu cầu, mong muốn và sự hài lòng của người tiêu dùng.
Marketing 3.0 – Giá trị nhân văn, xã hội
Marketing 3.0 hướng đến việc đáp ứng nhu cầu cá nhân của nhóm khách hàng mục tiêu và tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội. Giai đoạn này nhấn mạnh vào việc sản phẩm và dịch của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng và xã hội những giá trị ý nghĩa, ảnh hưởng đến nhận thức và cảm xúc của con người.

Marketing 3.0 hướng đến việc đáp ứng nhu cầu cá nhân của nhóm khách hàng mục tiêu và tạo ra giá trị tốt đẹp cho xã hội.
Marketing 4.0 → 5.0: Kỷ nguyên số và công nghệ AI
Bước vào thế kỷ 21, công nghệ trở thành công cụ chính cho sự thay đổi trong tiếp thị. Internet, mạng xã hôi, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo đã tái định nghĩa toàn bộ hành trình của khách hàng.
Marketing 4.0 – Omni-channel, social media
Marketing 4.0 xuất hiện với đặc trưng là đa kênh tích hợp (omni-channel), cho phép người tiêu dùng tương tác với thương hiệu ở mọi điểm chạm. Từ website, email, mạng xã hội đến cửa hàng. Truyền thông xã hội trở thành công cụ chủ lực để xây dựng cộng đồng, tương tác và lan tỏa thông điệp
Marketing 5.0 – Cá nhân hóa bằng AI, dữ liệu lớn
Với sự hỗ trợ của công nghệ AI và Big Data, marketing 5.0 cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ sâu sắc hơn. Các nền tảng như Netflix sử dụng AI để đề xuất nội dung phù hợp từng người; Shopee cá nhân hóa giao diện homefeed dựa trên lịch sử mua hàng và hành vi lướt web. Đây là thời kỳ mà tiếp thị trở nên thông minh và tự động hóa hơn bao giờ hết.

Marketing 5.0 cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ sâu sắc hơn
Marketing 6.0 là gì?
Ngày nay, khách hàng không chỉ mua sản phẩm họ còn mua cảm xúc, mua trải nghiệm, mua giá trị đồng hành. Trong thế giới mà công nghệ ảo, AI và metaverse đang dần định hình cuộc sống, marketing buộc phải thay đổi để chạm đến trái tim người dùng theo cách mới. Đó chính là lúc công cụ truyền thoogn 6.0 xuất hiện – không chỉ tiếp thị mà là kiến tạo kết nối sâu sắc trong một xã hội số hóa và cảm xúc hóa.
Định nghĩa cốt lõi Meta-Marketing
Marketing 6.0 hay Meta-marketing là một loạt các chiến lược và chiến thuật cho phép các bên cung cấp trải nghiệm nhập vai trên các phương tiện truyền thông thực tế lẫn kỹ thuật số. Nói một cách đơn giản, Metamarketing là cách làm marketing giúp khách hàng được trải nghiệm hoàn toàn vào sản phẩm nhờ công nghệ, thấu hiểu sâu sắc hành vi của người dùng.

marketing 5.0 cho phép doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm người dùng ở mức độ sâu sắc hơn
Cấu trúc của Marketing 6.0
- Lớp Kích hoạt (Activation Layer) – Công nghệ nền tảng
Lớp đầu tiên, đóng vai trò là nền tảng bao gồm các yếu tố hỗ trợ công nghệ pha trộn trải nghiệm vật lý và kỹ thuật số. Từ trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data) đến các công nghệ AR/VR. Chính lớp này giúp thương hiệu kích hoạt mọi trải nghiệm theo cách cá nhân hóa nhất.
- Lớp Môi trường (Environmental Layer) – Phygital space
Những công nghệ này cung cấp nền tảng cho lớp thứ hai, bao gồm hai môi trường riêng biệt: Thực tế mở rộng và siêu Metaverses. Thực tế mở rộng đề cập đến các không gian vật lý được tăng cường kỹ thuật số, trong khi các Metaverses là thế giới ảo mang đến trải nghiệm gần giống với cuộc sống thực.
- Lớp Trải nghiệm (Experience Layer) – Cá nhân hóa nhập vai
Lớp cuối cùng gồm các trải nghiệm hướng về khách hàng, đặc trưng hóa bởi sự tương tác đa giác quan, trải nghiệm không gian kỹ thuật số (3D) và tiếp thị trong các metaverses (thế giới ảo).
Vì sao Marketing 6.0 xuất hiện lúc này?
Trong bối cảnh xã hội, công nghệ và hành vi người tiêu dùng thay đổi sâu sắc, xu hướng công nghệ mới 6.0 ra đời để đáp ứng những yêu cầu mới của thị trường và khách hàng.
Người dùng đã bội thực nội dung, đòi hỏi cảm xúc và trải nghiệm
Hiện nay, người tiêu dùng không còn muốn xem quảng cáo một cách thụ động. Họ cần những trải nghiệm thực sự chạm vào cảm xúc, tạo sự kết nối sâu sắc. Thời gian chú ý ngày càng rút ngắn, các chiến lược marketing phải mang tính immersive, trực quan và gây ấn tượng ngay lập tức.
Thế hệ Z/Alpha và thói quen “sống trong thế giới ảo”
Thế hệ trẻ Z và Alpha lớn lên trong môi trường số, nơi giao tiếp qua sticker, trải nghiệm game hóa và không gian metaverse trở thành thói quen. Họ muốn các thương hiệu không chỉ hiểu mình mà còn trao quyền để họ làm chủ trải nghiệm, tự do tương tác theo cách riêng.
Ví dụ: Sự kết hợp giữa TikTok filter AR, Shopee Live và avatar trong game thể hiện rõ hành vi tương tác đa chiều và yêu cầu trải nghiệm nhập vai của thế hệ mới.
Những công nghệ kiến tạo nên Marketing 6.0
Metamarketing không chỉ là công việc của marketer mà còn đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ với kỹ sư, UX designer và nhà phát triển sản phẩm để tạo ra trải nghiệm đột phá cho khách hàng. Dưới đây là những công nghệ nền tảng làm nên sự khác biệt của lĩnh vực marketing mới này.
AI – Hiểu và cá nhân hóa hành vi người dùng
Trong thế giới mà mỗi người dùng là một vũ trụ riêng, AI là ‘người bạn đồng hành’ giúp thương hiệu hiểu rõ vũ trụ đó. AI là công nghệ giúp thương hiệu “hiểu” khách hàng gần như tức thì, thông qua việc phân tích thói quen, cảm xúc, ngữ cảnh, hành vi tương tác. Công nghệ AI giúp thương hiệu:
- Gợi ý nội dung phù hợp đúng thời điểm
- Cá nhân hóa hình ảnh, nội dung, tông giọng dựa trên sở thích và hành vi
- Đo lường phản ứng cảm xúc qua giọng nói, biểu cảm
Ví dụ:
- Spotify Wrapped: Phân tích hành vi nghe nhạc, tạo báo cáo cá nhân hóa hàng năm, lan tỏa rộng khắp toàn cầu.
- Netflix Recommendations: Gợi ý phim theo thói quen, thiết bị, thời gian xem và hành vi tua, dừng.

AI – Hiểu và cá nhân hóa hành vi người dùng
VR/AR – Tạo không gian nhập vai
Thay vì nói khách hàng ‘hãy tin tôi’, thương hiệu giờ đã nói “Hãy thử và cảm nhận ngay tại nhà bạn”. VR (Virtual Reality) và AR (Augmented Reality) giúp thương hiệu tạo trải nghiệm sống động thay vì chỉ truyền đạt thông điệp. Với công nghệ Metamarketing, VR/AR đóng vai trò:
- Tạo showroom ảo giúp trải nghiệm sản phẩm trước khi mua (VR)
- Cho phép tương tác thử sản phẩm trong không gian thực (AR)
- Tạo trải nghiệm quảng cáo hấp dẫn qua AR filter và gamification.
Ví dụ:
- IKEA Place: Ứng dụng AR giúp đặt thử sofa, cửa tủ ngay trong không gian nhà thật trước khi mua.
- Dior Beauty AR Filter: Người dùng Instagram thử son, phấn, mascara trực tiếp qua camera.
IoT – Gắn kết hành vi vật lý & dữ liệu số
Khi mọi thiết bị quanh bạn đều ‘biết’ bạn đang làm gì, marketing không chỉ là quảng cáo – mà là đồng hành thông minh. IoT (Internet of Things) kết nối các thiết bị vật lý với hệ thống dữ liệu số. Trong xu hướng quảng cáo 6.0:
- Dữ liệu liên kết đồng hồ thông minh, nhà thông minh, xe hơi với hệ thống dữ liệu
- Phối hợp IoT + AI để gửi thông điệp phù hợp theo vị trí, trạng thái cảm xúc
- Kích hoạt hành động từ môi trường thực như bật app, quảng cáo hay trợ lý ảo
Ví dụ:
- Nike Training Club + Smartwatch: Gửi nhắc lịch tập luyện cá nhân dựa trên nhịp tim và thời tiết.
- LG ThinQ: Gợi ý chương trình giặt và khuyến mãi dựa trên loại vải được nhận diện.

IoT – Gắn kết hành vi vật lý & dữ liệu số
Blockchain – Niềm tin và sở hữu trải nghiệm
Khi người tiêu dùng bắt đầu hỏi: ‘Tôi đang cho thương hiệu gì? Tôi được lại gì?’, Blockchain là lời giải.” Blockchain không chỉ dùng để lưu trữ tiền mã hóa – nó còn giúp xác thực, minh bạch và cấp quyền sở hữu trong hành vi marketing. Trong xu hướng Marketing 6.0:
- Giúp người dùng kiểm soát dữ liệu cá nhân và yên tâm chia sẻ
- Loyalty Token (NFT) mang lại phần thưởng, nội dung độc quyền
- Tích điểm, đổi quà minh bạch, chống gian lận
Ví dụ:
- Giúp người dùng kiểm soát dữ liệu cá nhân và yên tâm chia sẻ
- Loyalty Token (NFT) mang lại phần thưởng, nội dung độc quyền
- Tích điểm, đổi quà minh bạch, chống gian lận
Spatial Computing – Biến thế giới thực thành sân chơi thương hiệu
Nếu VR là thế giới ảo mô phỏng, thì Spatial Computing là khi thế giới thật trở thành nền tảng marketing. Đây là công nghệ giúp máy tính hiểu không gian thực, ánh mắt, vị trí, cử chỉ… để tương tác theo thời gian thực như con người. Công nghệ có vai trò trong lĩnh vực truyền thoogn 6.0.
- Máy tính nhận biết không gian, ánh mắt, vị trí, cử chỉ để phản hồi thời gian thực.
- Môi trường xung quanh trở thành “màn hình” tương tác tự nhiên.
- Trải nghiệm xuất hiện đúng lúc, đúng chỗ, đúng người mà không cần chạm tay.
Ví dụ:
- Apple Vision Pro: Hiển thị nội dung theo hướng nhìn, tạo trải nghiệm mua sắm và thuyết trình tự nhiên
- Walmart x Spatial Ads: Đưa thông tin khuyến mãi lên kệ khi khách đến đúng vị trí
Khác biệt lớn nhất của Marketing 6.0 là gì?
Metamarketing không còn là cuộc chơi thông điệp, hình ảnh hay hiệu suất mà còn là hành trình kiến tạo không gian tương tác giữa con người và thương hiệu. Đây là bước chuyển sâu sắc từ “giao tiếp” sang “đồng sáng tạo trải nghiệm” bằng công nghệ. Vậy marketing 6.0 có gì khác so với 5.0?
Từ “truyền thông” sang “trải nghiệm sống động”
Khác với các phiên bản trước, Metamarketing không đơn thuần là việc gửi đi thông điệp – mà là xây dựng một thế giới thương hiệu có thể cảm nhận được.
- Không còn chỉ là slogan: Thương hiệu không còn dừng ở câu nói hay. Thay vào đó, nó là một hệ sinh thái, một vũ trụ mà khách hàng có thể “bước vào”, tương tác, thử nghiệm.
- Không chỉ là giá trị thương hiệu: Giờ đây, thương hiệu là một không gian số – vật lý hòa trộn, nơi khách hàng thực sự trải nghiệm, cảm nhận, phản hồi theo cách cá nhân hóa và chân thực nhất.

Metamarketing không còn là cuộc chơi thông điệp, hình ảnh hay hiệu suất mà còn là hành trình kiến tạo không gian tương tác giữa con người và thương hiệu
Vai trò mới của marketer: Experience Architect
Nếu như trước đây, marketer là người xây dựng chiến dịch thì trong kỷ nguyên 6.0, họ trở thành “kiến trúc sư trải nghiệm”, người thiết kế hành trình cảm xúc và tương tác đa giác quan.
- Họ làm việc cùng kỹ sư, chuyên gia UI/UX, nhà phát triển công nghệ để tạo nên môi trường thương hiệu. Nơi âm thanh, hình ảnh, xúc giác và thậm chí cả mùi hương đều có thể được tích hợp thông qua công nghệ.
- Trách nhiệm của marketer không chỉ là sáng tạo nội dung mà còn là hiểu công nghệ. Đặc biệt như AI, AR/VR, Spatial Computing để kết nối đúng thời điểm, đúng ngữ cảnh và đúng cảm xúc.
Ví dụ: Team marketing của Apple không chỉ làm video giới thiệu Vision Pro. Họ phải hiểu sâu về spatial computing để thiết kế toàn bộ campaign tương tác. Từ trải nghiệm sản phẩm tại Apple Store cho đến các app AR/VR được cá nhân hóa trong hệ sinh thái Apple.
Ứng dụng Marketing 6.0 cho các thương hiệu toàn cầu
Hình thức marketing 6.0 không còn là lý thuyết viễn tưởng. Hàng loạt các thương hiệu toàn cầu đã bắt đầu ứng dụng những nguyên lý cốt lõi như trải nghiệm đa giác quan, trí tuệ nhân tạo, không gian thương hiệu ảo để định nghĩa cách kết nối với khách hàng. Dưới đây là những ứng dụng marketing nổi tiếng hiện nay:
Amazon – AI và cá nhân hóa mọi thứ
Amazon là ví dụ điển hình về một thương hiệu không làm marketing theo kiểu truyền thống mà để AI tự động hóa trải nghiệm khách hàng. Công nghệ AI tại Amazon thu thập và phân tích:
- Lịch sử tìm kiếm và mua sắm của từng người dùng
- Thời gian bạn ghé thăm một sản phẩm, tần suất quay lại
- Địa điểm, thời tiết, thói quen mua theo mùa
Sau đó hệ thống cá nhân hóa giao diện homepage, email, thông báo đẩy (push) theo đúng nhu cầu cụ thể từng người. Amazon Echo (loa thông minh) tích hợp với trợ lý ảo Alexa: không chỉ hỗ trợ mua hàng bằng giọng nói, mà còn:
- Đề xuất sản phẩm dựa trên hành vi sử dụng thực tế
- Kích hoạt trải nghiệm nghe, thấy, tương tác bằng giọng nói. Chính là biểu hiện của trải nghiệm đa giác quan (multisensory) trong Marketing 6.0
Nike – Trải nghiệm cảm giác “là vận động viên thực thụ”
Nike không chỉ bán giày, họ bán cảm giác “tôi đang sống như một vận động viên thực thụ”. Đó là lý do Nike trở thành biểu tượng trong cách áp dụng Marketing 6.0: đưa công nghệ vào từng điểm chạm để tạo nên hành trình cá nhân hóa, nhập vai và cảm xúc. Công nghệ được Nike tích hợp:
- Nike Run Club App: App miễn phí cung cấp chương trình tập luyện cá nhân hóa theo dữ liệu từ smartwatch hoặc thiết bị đeo. Người dùng không chỉ luyện tập – họ cảm thấy được đồng hành như một vận động viên chuyên nghiệp.
- AR Mirror tại cửa hàng: Người dùng đứng trước gương, thử đồ, thay màu giày trong môi trường thực tế ảo. Trải nghiệm mua sắm trở nên sống động, thú vị và tương tác cao.
- Gamification trải nghiệm: Thay vì chỉ ghi nhận kết quả, Nike biến quá trình luyện tập thành trò chơi. Người dùng đạt huy hiệu, hoàn thành thử thách, chia sẻ hành trình. Điều này không chỉ tạo động lực mà còn kích hoạt cảm xúc chinh phục và niềm tự hào cá nhân.

Nike – Trải nghiệm cảm giác “là vận động viên thực thụ”
Nike thu thập dữ liệu về mức độ sử dụng giày, tần suất vận động và mục tiêu thể thao của từng người để gợi ý sản phẩm mới phù hợp nhất. Đây chính là bước tiến lớn trong trải nghiệm cá nhân hóa dựa trên công nghệ – đúng với tinh thần của Metamarketing
L’Oréal – Beauty Tech đi đầu AR filter và app trang điểm ảo
Trong làn sóng Marketing 6.0, L’Oréal là một trong những thương hiệu mỹ phẩm toàn cầu tiên phong đưa công nghệ trở thành cốt lõi chiến lược marketing, không chỉ để quảng bá mà tái định nghĩa lại trải nghiệm làm đẹp. Công nghệ nổi bật:
Modiface AR:
Cho phép người dùng thử son, phấn má, lông mày, mascara… ngay trên gương mặt thật thông qua camera điện thoại, không cần đến cửa hàng. Trải nghiệm makeup trở nên chân thật và dễ dàng hơn bao giờ hết.
App trang điểm L’Oréal Makeup Genius:
Sử dụng AI và AR để phân tích màu da, ánh sáng, hoàn cảnh sử dụng đi làm, đi chơi, dự tiệc… Từ đó gợi ý tông màu phù hợp và giúp bạn thử trực tiếp trên chính khuôn mặt mình.
Trải nghiệm Metamarketing – Khách hàng là người làm chủ
- Tự do khám phá, tự do sáng tạo và tự do lựa chọn
Người tiêu dùng không còn bị “ép mua” theo kiểu truyền thống mà được trao quyền để trải nghiệm sản phẩm theo cách riêng của họ.
- Mua sắm như chơi game
Việc chọn mỹ phẩm trở thành một hành trình nhập vai thú vị – chạm để thử, tương tác trực tiếp, phản hồi cảm xúc ngay lập tức. Từ đó đưa ra quyết định mua hàng một cách dễ dàng và đầy cảm hứng.
Marketing 6.0 không chỉ là bước tiến về công nghệ mà là bước nhảy vọt về tư duy. Khi thế giới chuyển mình sang kỷ nguyên số hóa sâu rộng, các thương hiệu không thể chỉ “truyền thông” mà phải tạo nên trải nghiệm sống động, nhập vai, đa giác quan – mở ra cánh cửa dẫn đến trái tim khách hàng thời đại mới.