Chiến dịch Đà Nẵng là một trong những trận đánh quan trọng của quân và dân ta trong cuộc Tổng tiến công mùa Xuân năm 1975. Chiến dịch không chỉ mang tính chiến lược trong việc phá vỡ hệ thống phòng thủ của quân đội ngụy quyền Sài Gòn mà tạo đà quyết định cho việc giải phóng hoàn toàn miền nam.
Table of Contents
ToggleHoàn cảnh ra đời chiến dịch Đà Nẵng
Ngay giữa tháng 3 năm 1975, khi Tây Nguyên thất thủ, quân đội Sài Gòn đã lâm vào tình thế hỗn loạn. Với chiến thắng tại Huế vào ngày 26/3, quân ta đã giành được lợi thế lớn và Đà Nẵng trở thành cứ điểm phòng thủ cuối cùng của địch tại miền Trung. Nhận thấy cơ hội chiến lược, Bộ Tư lệnh Mặt trận Quảng Đà quyết định hành động gấp rút để đánh vào trung tâm quân sự này.

Chiến thắng tại Huế vào ngày 26/3, quân ta đã giành được lợi thế lớn và Đà Nẵng trở thành cứ điểm phòng thủ cuối cùng của địch tại miền Trung.
Trước tình hình nguy cấp, Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương đã quyết định mở chiến dịch Đà Nẵng, nhằm tiêu diệt quân địch tại khu vực này và giải phóng hoàn toàn Quảng Đà. Mặt trận Quảng Đà (Mặt trận 475) được thành lập với sự chỉ huy của của các tướng Lê Trọng Tấn và Chu Huy Mân.
Chiến dịch Đà Nẵng – Mở toang cánh cửa thép giải phóng Sài Gòn
Sau thắng lợi vang dội tại Trị – Thiên – Huế, thế trận cách mạng đã xoay chuyển toàn diện, đẩy quân địch vào thế co cụm, tuyệt vọng. Trong bối cảnh đó, Chiến dịch Đà Nẵng bùng nổ như một cú đấm thép, mở toang cánh cửa chiến lược tiến vào trung tâm đầu não của chế độ Sài Gòn.
Nắm thời cơ, hạ quyết tâm, hành động chính xác
Thời cơ chiến dịch đến sớm hơn sự kiến, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp khẩn và quyết định điều chỉnh quyết tâm chiến lược. Dốc toàn lực để giải phóng hoàn toàn miền Nam ngay trong năm 1975.
Chiến thắng vang dội tại chiến dịch Trị – Thiên – Huế đã khiến căn cứ quân sự liên hợp Đà Nẵng cùng toàn bộ lực lượng còn lại của Quân đoàn 1 – Quân khu 1 ngụy rơi vào tình thế bị cô lập hoàn toàn về đường bộ, không còn khả năng tiếp viện hay rút lui.
Nắm bắt thời cơ, thực hiện quyết tâm chiến lược mà Bộ Chính trị đề ra. Quân và dân ta đã đẩy mạnh tấn công trên toàn mặt trận Trị – Thiên và dọc các tỉnh ven biển Khu V, buộc địch phải co rút lực lượng về giữ các thành phố lớn như Huế và Đà Nẵng, tạo thế áp đảo cả về chiến lược lẫn tinh thần.

Thời cơ chiến dịch đến sớm hơn sự kiến, ngày 18/3/1975, Bộ Chính trị đã họp khẩn và quyết định điều chỉnh quyết tâm chiến lược.
Thực hiện chỉ đạo từ Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh. Các lực lượng chủ lực gồm Quân khu Trị Thiên, Quân đoàn 2 và Quân khu 5 đã đồng loạt mở Chiến dịch Đà Nẵng (từ ngày 26 đến 29/3/1975).
Mục tiêu là tiêu diệt toàn bộ quân địch đang co cụm tại Quảng Đà, không để chúng có cơ hội tái lập lực lượng hay xây dựng thế trận chiến lược mới, tiến tới xóa sổ hoàn toàn lực lượng Quân đoàn 1 – Quân khu 1 của ngụy quân Sài Gòn.
Tiến công thần tốc Đà Nẵng: Đòn sấm sét đập tan kế hoạch “tử thủ” của địch
Từ ngày 24–26/3/1975, lực lượng vũ trang Quân khu V phối hợp quần chúng cách mạng tiến công tiêu diệt Sư đoàn II Ngụy, lần lượt giải phóng Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai và toàn bộ phía Nam Quân khu I, tạo thêm hướng áp sát Đà Nẵng từ phía Nam.
Cùng với việc đánh tan các Sư đoàn I và II, thắng lợi ở Trị – Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi đã phá vỡ tuyến phòng thủ trọng yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho quân ta tấn công Đà Nẵng. Bộ Tổng Tư lệnh nhận định: “Địch muốn giữ Đà Nẵng cũng không được.” Bộ Chính trị quyết định giải phóng Đà Nẵng với phương châm “nhanh, kịp thời, táo bạo và chắc thắng”.

Tiến công thần tốc Đà Nẵng: Đòn sấm sét đập tan kế hoạch “tử thủ” của địch
Đến 17h ngày 29/3, Đà Nẵng hoàn toàn giải phóng. Chỉ trong 32 giờ, quân dân ta đã đánh tan một căn cứ quân sự lớn nhất của địch, kết thúc thắng lợi chiến dịch Huế – Đà Nẵng. Tiếp đó, từ chiến trường Tây Nguyên, các binh đoàn chủ lực tiến công giải phóng Bình Định, Phú Yên (1/4) và Khánh Hòa (3/4), mở rộng thế tiến công dọc miền Trung.
Chỉ trong 9 ngày (21–29/3/1975), ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 120.000 quân địch, thu nhiều khí tài, giải phóng hoàn toàn 5 tỉnh và 2 thành phố lớn là Huế và Đà Nẵng, đập tan toàn bộ hệ thống phòng thủ của Quân khu I Ngụy.
Ý nghĩa của chiến dịch Đà Nẵng
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng (tháng 3/1975) là một thắng lợi lớn về cả quân sự lẫn chính trị, góp phần quyết định vào cục diện kết thúc chiến tranh. Chỉ trong chưa đầy 10 ngày, quân ta đã đánh tan các lực lượng tinh nhuệ nhất của địch, giải phóng toàn bộ miền Trung, trong đó có Đà Nẵng – căn cứ quân sự hiện đại và kiên cố nhất miền Nam lúc bấy giờ.
Làm tan rã hệ thống phòng thủ miền Trung
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng diễn ra trong thời gian ngắn nhưng đã đánh sập toàn bộ hệ thống phòng ngự kiên cố nhất của địch tại miền Trung. Đặc biệt, việc tiêu diệt và làm tan rã các lực lượng chủ lực, tổng dự bị chiến lược của quân đội Sài Gòn đã khiến thế phòng thủ co cụm của địch hoàn toàn phá sản. Đây là một đòn giáng mạnh, làm suy sụp nhanh chóng thế và lực của chính quyền Sài Gòn.
Tạo hiệu ứng, làm rối loạn chỉ huy toàn chiến trường miền Nam
Thắng lợi ở Đà Nẵng đã gây ra hiệu ứng domino trên toàn chiến trường miền Nam. Hệ thống chỉ huy và tinh thần chiến đấu của quân đội Sài Gòn nhanh chóng sụp đổ. Ngay sau khi Đà Nẵng thất thủ, các hãng tin quốc tế đã khẳng định: “Sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn chỉ còn tính bằng ngày và giờ”.
Mở rộng vùng giải phóng, tạo hậu phương chiến lược cho tổng tiến công
Chiến dịch giúp nối liền vùng giải phóng từ Tây Nguyên đến duyên hải miền Trung, tạo thế liên hoàn. Mở rộng hậu phương vững chắc cho chiến trường phía Nam. Đây là bàn đạp cực kỳ quan trọng để ta tập trung lực lượng, phương tiện và khí thế cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng – Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Tạo thế tấn công thuận lợi từ nhiều hướng vào Sài Gòn
Thắng lợi này góp phần hình thành cánh quân phía Đông tiến vào Sài Gòn từ hướng biển. Đồng thời tạo điều kiện giải phóng quần đảo Trường Sa. Nhờ đó, thế trận bao vây, áp sát Sài Gòn được hoàn thiện cả đường bộ, đường biển và đường không – góp phần quyết định vào thành công vang dội của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Nét độc đáo về nghệ thuật chiến lược
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng là minh chứng rõ nét cho nghệ thuật tạo thời cơ và chớp thời cơ của Bộ Chính trị và Bộ Tổng Tư lệnh. Từ thắng lợi Tây Nguyên, ta nhanh chóng chuyển hướng chiến lược, mở chiến dịch Huế – Đà Nẵng đúng thời điểm địch còn rối loạn, chưa kịp ổn định. Việc triển khai thế bao vây, chia cắt và tiến công “đánh nhanh, thắng nhanh” đã giúp chiến dịch kết thúc thắng lợi trong thời gian ngắn nhất.
Khám phá địa điểm gắn liền với chiến dịch Đà Nẵng trên nền tảng số
Chiến dịch Đà Nẵng năm 1975 là một dấu son chói lọi trong trang sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, góp phần tạo nên bước ngoặt chiến lược đưa đến thắng lợi vang dội của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Ngày nay, những địa danh gắn liền với chiến dịch không chỉ là chứng tích của một thời oanh liệt mà còn được phát triển thành các điểm đến du lịch lịch sử đặc sắc. Nhờ sự kết hợp với công nghệ số, quá khứ hào hùng ấy được tái hiện sống động, chân thực hơn bao giờ hết.
Hưởng ứng kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, YooLife – đơn vị tiên phong trong lĩnh vực ảo hóa – đã phối hợp cùng báo Nhân Dân số hóa các địa điểm tiêu biểu trong Chiến dịch Đà Nẵng. Thông qua công nghệ VR360, mô phỏng 3D, sa bàn tương tác và trải nghiệm trực tuyến, lịch sử được “đánh thức” trong không gian số, giúp người xem sống lại từng khoảnh khắc vẻ vang của dân tộc.
Đèo Hải Vân – Điểm nối chiến lược giữa Huế và Đà Nẵng
Nằm giữa lưng chừng núi và biển, Đèo Hải Vân từng là tuyến đường huyết mạch chiến lược trong Chiến dịch Huế – Đà Nẵng. Nơi đây không chỉ ghi dấu những bước tiến quân thần tốc mà còn là điểm du lịch nổi tiếng với cảnh quan hùng vĩ.
Trên nền tảng YooLife, du khách có thể “leo đèo” bằng công nghệ thực tế ảo. Khám phá những đoạn đường hiểm trở, tái hiện cảnh hành quân trong mưa bom bão đạn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hùng vĩ của non xanh nước biếc qua góc nhìn 360 độ. Từ đó, người xem không chỉ hiểu về giá trị địa lý mà còn cảm nhận được khí thế hào hùng của dân tộc.
Bán đảo Sơn Trà – Cửa ngõ đánh chiếm căn cứ liên hợp Đà Nẵng
Là cửa ngõ bảo vệ phía Đông của Đà Nẵng, bán đảo Sơn Trà từng là căn cứ quân sự trọng yếu của quân đội Sài Gòn. Trong Chiến dịch Đà Nẵng, đây là một trong những mục tiêu quan trọng được quân ta giải phóng đầu tiên. Hiện nay, Sơn Trà không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp thiên nhiên mà còn trở thành một điểm đến di tích lịch sử – quân sự trong đại thắng mùa Xuân năm 1975.
YooLife tái hiện Sơn Trà dưới hai chiều: vừa là chiến trường ác liệt, vừa là thiên đường sinh thái ngày nay. Người xem có thể trải nghiệm toàn bộ bán đảo sơn Trà từ trên cao. Sau đó, chuyển cảnh mượt mà sang những góc quay toàn cảnh tuyệt đẹp của bán đảo hiện tại. Sự chuyển đổi giữa chiến tranh và hòa bình được khắc họa chân thật và đầy cảm xúc.
Quân cảng Đà Nẵng – Biểu tượng sụp đổ của phòng tuyến địch
Quân cảng Đà Nẵng là một trong những căn cứ quân sự lớn nhất miền Nam thời bấy giờ. Nơi hội tụ lực lượng hải – lục – không quân. Việc giành được quân cảng vào ngày 29/3/1975 đánh dấu sự thất thủ hoàn toàn của hệ thống phòng thủ Đà Nẵng.
Thông qua công nghệ mô phỏng 3D của YooLife giúp phục dựng toàn bộ quy mô Quân cảng. Từ các bãi tàu, kho đạn, sân bay nhỏ – cho đến diễn biến chiến dịch tấn công. Người xem có thể “đi bộ” trong không gian quân cảng xưa, chứng kiến thời khắc lá cờ cách mạng tung bay. Đây là trải nghiệm sống động giúp thế hệ trẻ “chạm” vào lịch sử mà không cần rời khỏi màn hình.
Bảo tàng Đà Nẵng – Nơi lưu giữ ký ức chiến dịch
Bảo tàng là nơi lưu giữ hàng trăm hiện vật, tranh ảnh, tư liệu về các chiến dịch lớn, trong đó có Chiến dịch Đà Nẵng. Đây là nơi giáo dục truyền thống và kết nối giữa quá khứ – hiện tại.
Thay vì chỉ đứng ngắm tủ trưng bày, giờ đây du khách có thể tham gia hành trình tương tác số. Chỉ với kính VR hoặc điện thoại thông minh, bạn có thể khám phá từng gian phòng 3D. “Click” vào từng hiện vật để xem lời thuyết minh sinh động hoặc bước vào mô phỏng chiến dịch tái hiện bằng công nghệ thực tế ảo, âm thanh lập thể và chuyển động chân thực.
Chiến dịch Đà Nẵng năm 1975 không chỉ là một chiến thắng quân sự vang dội mà còn là bước ngoặt góp phần làm nên đại thắng mùa Xuân lịch sử. Những địa danh gắn liền với chiến dịch nay được tái hiện sống động qua công nghệ số, giúp thế hệ trẻ hiểu sâu sắc hơn về quá khứ. Nhờ YooLife, lịch sử không còn xa vời mà trở nên gần gũi và hấp dẫn hơn bao giờ hết – Là cầu nối giữa truyền thống hào hùng và tương lai công nghệ.