Di tích Bác Hồ thăm Kiều Mai đã được ghi dấu trên Địa chỉ đỏ, ngay tại nơi Người dừng chân, gặp gỡ và trò chuyện với cán bộ, nhân dân. Hiện nay, địa điểm này đã được dựng bia tưởng niệm. Hãy cùng YooLife khám phá và tìm hiểu chi tiết về di tích ý nghĩa này!
Table of Contents
ToggleGiới thiệu về Làng Kiều Mai
Làng Kiều Mai nằm ven bờ sông Nhuệ, trước Cách mạng Tháng Tám 1945 cùng với ba làng Đình Quán, Ngọa Long, Nguyên Xá hợp thành xã Phúc Diễn, huyện Từ Liêm. Khi đó, tổng dân số của bốn làng là 1.653 người.
Xưa kia, Kiều Mai có tên gọi là Mai Trang Trại, với nền làng cũ nằm gần Cầu Diễn. Do làng ở gần cầu và có rừng mơ lớn, người dân gọi là Kiều Mai. Tuy nhiên, tin rằng vị trí gần sông dễ gặp vận hạn, dân làng đã di dời đến địa điểm hiện nay. Dấu tích của làng cũ, như giếng đá, vườn trúc và văn chỉ, vẫn còn tồn tại cho đến khoảng hơn 20 năm trước, cho thấy cuộc di dời này diễn ra cách đây vài thế kỷ.
Hiện nay, Kiều Mai là một thôn thuộc xã Phú Diễn. Làng là nơi sinh sống của nhiều dòng họ, trong đó có họ Đào (lập cư đầu tiên), họ Nguyễn Đình (từ Hữu Thanh Oai chuyển đến), họ Lê (từ làng Phú Diễn) và họ Trần (từ làng Trung Kính, nay thuộc quận Cầu Giấy). Trước đây, trai đinh trong làng được chia thành hai giáp: Đông và Đoài.
Làng Kiều Mai tự hào khi được Chủ Tịch Hồ Chí Minh về thăm
Theo lời kể của người dân địa phương và tư liệu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, vào sáng ngày 14/6/1961, Bác Hồ thăm Kiều Mai khi mọi người đang thu hoạch vụ chiêm và chuẩn bị cho vụ mùa mới. Tại đây, Bác đã ân cần trò chuyện và căn dặn xã viên: “Muốn phát triển sản xuất tốt, trước hết các xã viên phải đoàn kết như anh em một nhà. Đoàn kết là sức mạnh. Đoàn kết thì khó khăn mấy cũng làm được, cũng vượt qua. Cán bộ phải gương mẫu, ban quản trị làm việc phải chí công vô tư, sổ sách tài chính phải minh bạch và phải cố gắng thi đua với Đại Phong.”
Ghi nhớ lời Bác dặn, cán bộ và nhân dân Kiều Mai luôn đoàn kết, đẩy mạnh công tác thủy lợi để phát triển sản xuất. Nhờ đó, Hợp tác xã ngày càng phát triển, năng suất lúa không ngừng tăng cao. Đặc biệt, cánh đồng nơi Bác từng đến thăm đã trở thành cánh đồng đạt 10 tấn/ha/năm, góp phần đảm bảo lương thực cho người dân và chi viện cho các chiến trường trong kháng chiến chống Mỹ.
Sau ngày đất nước thống nhất, với lòng biết ơn sâu sắc, năm 1980, cán bộ và nhân dân Kiều Mai đã đề nghị Đảng ủy, UBND xã Phú Diễn cho phép xây dựng Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại bên giếng cổ của làng – nơi Bác từng đứng trò chuyện và căn dặn bà con. Từ đó đến nay, Khu lưu niệm đã nhiều lần được chỉnh trang, tôn tạo để giữ gìn sự tôn nghiêm và gắn bó với đời sống văn hóa của người dân. Cán bộ, đảng viên và nhân dân Kiều Mai luôn ý thức, trách nhiệm trong việc bảo vệ, chăm sóc khu di tích, đảm bảo phát huy đúng ý nghĩa lịch sử và giá trị tinh thần to lớn mà Bác để lại.

Bia lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên nền tảng số
Di tích Bác Hồ thăm Kiều Mai niệm có diện tích 10m², được xây dựng theo kiến trúc 8 mái độc đáo, nằm trong khuôn viên rộng 3.217m². Khu vực này được phủ xanh bởi nhiều loại cây ăn quả, tạo nên một không gian yên bình và giàu ý nghĩa lịch sử. Chính quyền địa phương luôn chú trọng gìn giữ và phát huy giá trị của di tích này. Ban quản lý Di tích lưu niệm Bác Hồ tại Kiều Mai đã được thành lập, với nhiệm vụ bảo vệ và trông coi di tích.
Vào những ngày lễ lớn như 3/2, 19/5, 2/9, người dân thường đến đây thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ. Các trường học cũng thường tổ chức cho học sinh tham quan, ôn lại truyền thống nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Người.
Để di tích ngày càng phát huy hiệu quả và góp phần đẩy mạnh việc học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, YooLife — nền tảng mạng xã hội ảo thuần Việt, mong muốn lưu giữ và lan tỏa những giá trị quý báu về sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Bác. Thông qua ứng dụng, người dùng có thể tham quan và tìm hiểu về di tích một cách trực quan và sinh động.
Hãy tải ứng dụng YooLife trên thiết bị di động để khám phá không gian ảo hóa của di tích này!
Khu di tích là minh chứng sống động cho tình cảm sâu nặng mà Bác Hồ đã dành cho dân làng Kiều Mai.
(Nguồn: VR360)