Cách đây 80 năm, thực hiện chủ trương của Trung ương Đảng và Chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vào ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân – tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam – chính thức được thành lập. Từ đó, ngày 22/12 đã trở thành một mốc lịch sử trọng đại, là ngày truyền thống của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Hãy cùng tìm hiểu về sự kiện quan trọng này và ý nghĩa sâu sắc của ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam!
Table of Contents
ToggleNgày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày nào?
Ngày thành lập quân đội nhân dân việt nam là ngày bao nhiêu? Ngày 22/12/1944 tại khu rừng Trần Hưng Đạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), “Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân” đã chính thức làm lễ thành lập theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là đội quân chủ lực của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam ngày nay.
Quang cảnh ngày thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân tại khu rừng Trần Hưng Đạo.
Quá trình thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
Tháng 12/1944, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân. Chỉ thị nhấn mạnh “Tên đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải phóng quân nghĩa là chính trị quan trọng hơn quân sự. Nó là đội tuyên truyền…, đồng thời là khởi điểm của giải phóng quân, nó có thể đi suốt từ Nam Chí Bắc.
Ngày 22/12/2024, tại khu rừng thuộc huyện Nguyên Bình (Cao Bằng), Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân đã chính thức làm lễ thành lập, gồm 3 tiểu đội với 34 chiến sĩ được lựa chọn từ những chiến sĩ đến từ Cao – Bắc – Lạng, do đồng chí Võ Nguyên Giáp trực tiếp chỉ huy. Đây là đơn vị chủ lực đầu tiên của lực lượng vũ trang cách mạng và là tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân do đồng chí Hoàng Sâm là đội trưởng, đồng chí Xích Thắng (Dương Mạc Thạch) làm chính trị viên, đồng chí Hoàng Văn Thái phụ trách Kế hoạch – Tình báo và đồng chí Vân Tiên (Lộc Văn Lùng) quản lý. Đội có chi bộ Đảng lãnh đạo.
Trận thắng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam
Chấp hành chỉ thị “trận đầu nhất định phải thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi bàn bạc các phương án kỹ lưỡng Ban chỉ huy Đội quyết định phải tập kích vào đồn trại của địch để chiếm lấy đạn dược, mục tiêu là đồn Phai Khắt và Nà Ngần.
Lực lượng đánh đồn gồm hai tiểu đội, dưới sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp). Ngoài ra, còn có sự tham gia của du kích và cán bộ Việt Minh địa phương làm nhiệm vụ canh gác các ngả đường vào bản. Để đột nhập thuận lợi, đồng chí Võ Nguyên Giáp cho cả tiểu đội cải trang thành lính dõng, chuẩn bị sẵn Giấy đi tuần giả, có đóng dấu đỏ để phục vụ trận đánh.
17h ngày 25/12/1944, dưới sự lãnh đạo của Trung đội trưởng Thu Sơn. Đội nhanh chóng chia làm hai mũi: Tiểu đội 1 đánh chiếm nơi để súng, Tiểu đội 2 bao vây đồn. Địch bị bất ngờ, trở tay không kịp, nhanh chóng đầu hàng. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, kết quả quân ta tiêu diệt 1 tên và bắt sống 27 tên địch, thu được 17 khẩu súng, một ít đạn và quân trang.
Bữa cơm chiều ngày 22/12/1944 của Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân trước khi vào trận đánh đồn Phai Khắt.
Sau khi hạ đồn Phai Khắt, 3h ngày 26/12, Đội khẩn trương hành quân đến đồn Nà Ngần (cách Phai Khắt 15km). Đồn Nà Ngần có 22 lính khố đỏ do 2 sĩ quan người Pháp chỉ huy. Đúng 7h ngày 26/12/1944, đồng chí Thu Sơn cùng tổ xung phong cầm cờ tam tài dẫn ba “cộng sản Mán” vào đồn. Quân Pháp bị mắc mưu, ta nhanh chóng làm chủ đồn. Kết quả quân ta tiêu diệt 5 tên, bắt sống số còn lại, thu nhiều chiến lợi phẩm. Trận đánh diễn ra nhanh chóng, 20 phút sau ta đã rút khỏi đồn địch.
Hai trận đánh đồn Phai Khắt, Nà Ngần thắng lợi mở ra truyền thống đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng, đánh thắng trận đầu của quân đội ta suốt hai cuộc khánh chiến chống Pháp và chống Mỹ cho đến ngày thắng lợi hoàn toàn.
Ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Ngày 22/12 hàng năm, Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, là dịp để toàn dân tôn vinh và tri ân những hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Từ khi Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời, quân đội đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, sự dũng cảm và sự hy sinh không mệt mỏi trong các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia.
Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam không chỉ là sự ghi nhận những chiến công mà quân đội đã đạt được trong các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, mà còn là dịp để khẳng định vai trò không thể thiếu của quân đội trong thời bình. Quân đội Nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng xung kích trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia, tham gia cứu trợ thiên tai, giúp đỡ đồng bào trong các hoàn cảnh khó khăn, và tham gia vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định cho đất nước.
Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam còn là lời nhắc nhở về truyền thống “Đánh giặc giữ nước” của dân tộc, là nguồn động viên, cổ vũ mạnh mẽ cho các thế hệ hôm nay và mai sau tiếp tục đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tên gọi Quân đội Nhân dân Việt Nam có từ khi nào?
Từ khi thành lập với tên gọi là Đội Việt Nam Tuy truyền Giải phóng quân, tổ chức quân sự này đã trải qua nhiều lần đổi tên.
- 12/1944 – 5/1945: Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
- 5/1945 – 11/1945: Việt Nam Giải phóng quân
- 11/1945: Vệ quốc đoàn (hay còn gọi là Vệ quốc quân)
- 22/5/1946: Quân đội Quốc gia Việt Nam
- 1950: Quân đội nhân dân Việt Nam
Từ năm 1950, quân đội Quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam. Tên gọi “Quân đội nhân dân” là do Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt với ý nghĩa “từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ”.
YooLife tái hiện hành trình 80 năm của quân đội nhân dân Việt Nam trên nền tảng số
Yoolife được xây dựng với kỳ vọng là “nơi lưu trữ ký ức – điểm hẹn tương lai của người Việt”, YooLife gắn với sứ mệnh bảo tồn phát huy các nét văn hóa, tôn vinh giá trị lịch sử, thúc đẩy phát triển nghệ thuật, lan tỏa du lịch. Chúng tôi, hy vọng YooLife sẽ trở thành địa chỉ đỏ trên không gian mạng, là cầu nối công nghệ mang lịch sử, văn hóa đền gần hơn với công chúng.
Tiếp nối thành công từ các dự án ảo hóa như Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Văn Miếu Quốc Tử Giám và Nhà Tù Hỏa Lò, YooLife tiếp tục tái hiện hành trình phát triển của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong suốt 80 năm. Người dùng sẽ được trải nghiệm toàn cảnh khu rừng Trần Hưng Đạo, nơi đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời với 34 chiến sĩ đầu tiên, sau đó là các sự kiện và mốc lịch sử quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ của quân đội ta.
Với công nghệ VR360, YooLife mang đến cho người dùng cảm giác như trực tiếp tham gia vào các sự kiện lịch sử, chứng kiến những chiến công lẫy lừng và sự hy sinh lớn lao của thế hệ cha ông. Thông qua các tính năng tương tác trên YooLife, người dùng có thể khám phá chi tiết các địa điểm lịch sử được tái hiện qua các hình ảnh, video và âm thanh sống động, giúp người xem cảm nhận rõ ràng hơn về sự hy sinh, lòng dũng cảm và sức mạnh của quân đội Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử khác nhau.
Dự án ảo hóa 80 năm thành lập quân đội nhân dân Việt Nam của YooLife sẽ trở thành cầu nối giữa quá khứ và tương lai, giúp người dùng hiểu hơn về quân đội và cảm nhận sâu sắc hơn về sự hy sinh của thế hệ cha ông. Ngày thành lập quân đội Nhân dân Việt Nam sẽ là cột mốc trọng đại của Đảng và Nhà nước.