Ngọ Môn – một tuyệt phẩm kiến trúc độc đáo thuộc cung đình Huế, không chỉ là một biểu tượng văn hóa lịch sử mà còn là chứng nhân cho hàng loạt những sự kiện quan trọng trong lịch sử đất nước. Nếu bạn chưa có dịp đặt chân đến địa điểm này, hãy khám phá cổng Ngọ Môn trên nền tảng số YooLife, nơi bạn có thể trải nghiệm vẻ đẹp của Huế đầy mới mẻ và thú vị.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu về cổng Ngọ Môn Huế
Ngọ Môn là cổng chính tọa lạc tại phía Nam của Hoàng Thành. Nằm trong di tích kiến trúc thời Nguyễn, thuộc quần thể cố đô Huế. Ngọ môn có ý nghĩa là cổng tý ngọ, hướng về phía Nam chỉ dành cho vua đi lại hoặc dùng để tiếp đón sứ thần và là nơi diễn ra nhiều sự kiện nổi bật của triều Nguyễn.
Lịch sử hình thành Ngọ Môn Huế
Theo sách Đại Nam thống nhất chí, công trình được xây dựng vào năm Minh mạng thứ 14 (1833). Khi triều Nguyễn tổ chức quy hoạch lại toàn bộ mặt bằng kiến trúc Hoàng thành. Vị trí này trước kia là Nam Khuyết Đài, xây dựng từ thời vua Gia Long. Sau đó, Nam Khuyết Đài bị giải để lấy chỗ xây dựng Ngọ Môn.

Theo quan niệm phong thủy phương Đông, ngọ Môn là hướng Nam nhưng trên thực tế là hướng càn – tốn (Tây Bắc – Đông Nam). Đây là hướng mà dịch học quy định dành cho vua Chúa.
Giá trị lịch sử của Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn là công trình kiến trúc tiêu biểu nhất của thời Nguyễn. Đây không chỉ là cổng ra vào mà còn được xem như một lễ đài. Nơi đây đã được triều đình nhà Nguyễn tổ chức các buổi lễ quan trọng như: lễ Ban Sóc (ban lịch mới), lễ Truyền Lô (đọc tên Tiến sĩ tân khoa), lễ Duyệt binh.
Đặc biệt, vào ngày 30/8/1945 vua Bảo Đại đã đứng trước lầu Ngũ Phụng cửa Ngọ Môn để đọc chiếu Thoái Vị, trao ấn kiếm lại cho chính quyền cho Chính phủ lâm thời Việt Nam. Chính thức trở thành công dân của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.
Trong thời khắc chuyển giao lịch sử đó, 21 quả đại bác vang dội trên Kỳ Đà huế, lá cờ vàng của Nam triều kéo xuống để là cờ đỏ sao vàng tung bay dưới sự chứng kiến của hàng vạn người dân Huế, chấm dứt 143 năm tồn tại của triều Nguyễn, khép lại chế độ phong kiến trong lịch sử Việt Nam.
Chiêm ngưỡng kiến trúc đỉnh cao cổng Ngọ Môn
Cổng Ngọ Môn Huế được xây dựng theo kiến trúc phức hệ, gồm hai phần chính: phần nền đài phía dưới, lầu ngũ Phụng phía trên. Thiết kế hài hòa, ăn khớp với nhau tạo thành tổng thể thống nhất dù vật liệu xây dựng khác nhau.
Phần đài của cổng Ngọ Môn
Phần đài của cổng Ngọ Môn được thiết kế hình chữ U vuông góc, với đáy dài 57,77m, cạnh bên đài 27,06m. Đài cao gần 5m, diện tích hơn 1560m2. Toàn bộ phần đài được xây bằng gạch đá kết hợp với các thanh dầm chịu bằng đồng thau.

Kiến trúc 5 cửa cổng Ngọ Môn
Ngọ Môn được thiết kế 5 cổng kiểu “minh tam ám ngũ”. Phần giữa nền đài là 3 cửa song song nhau, lần lượt là Ngọ Môn (chính giữa dành cho vua đi), Tả Giáp Môn (bên trái) và Hữu Giáp Môn (bên phải) dành cho các quan văn võ trong đoàn ngự đạo.
Ở trong lòng cánh chữ U thiết kế 2 bên có 2 cửa hình dáng chữ L. Đỉnh cổng có hình cánh cung chạy xuyên qua lòng đài, có tên gọi là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, đường đi dành cho quân lính, voi ngựa theo hầu vua.
Trong Ngọ Môn Huế, hệ thống thang lộ thiên hai bên để bạn đi lên trên nền đài, bao bọc bởi hệ thống lan can có điêu khắc điệu nghệ bằng gạch hoa đúc tráng men ngũ sắc.
Lầu Ngũ Phụng phía trên đài của cổng
Lầu Ngũ Phụng Ngọ Môn Huế đặt ở phía trên đài – cổng, được tôn cao bằng một hệ thống nền chạy suốt thân đài hình chữ U. Lầu Ngũ Phụng có hai tầng với bộ khung bằng gỗ lim chẵn 100 cột. Mái tầng dưới nối liền nhau và chạy vòng quanh. Mái tầng trên chia thành 9 bộ được trang trí rất nhiều hình chim phụng ở phần bờ nóc, bờ quyết. Bộ mái chính giữa lợp ngói ống màu vàng, tám bộ còn lại lợp ngói ống màu xanh.
Nên đến cổng Ngọ Môn Huế vào thời điểm nào trong năm?
Cổng Ngọ Môn không chỉ là một công trình kiến trúc thời Nguyễn. Nơi đây còn là chứng nhân lịch sử sống động gắn liền với biết bao biến động, thăng trầm của mảnh đất cố đô. Mỗi thời điểm trong năm, Ngọ Môn mang vẻ đẹp riêng, mang đến những trải nghiệm khác nhau cho du khách.
Mùa xuân
Bạn có thể đến Huế vào mùa Xuân, từ tháng 1 đến tháng 3. Huế bước vào mùa xuân không rõ rệt như miền Bắc nhưng lại có nét nhẹ nhàng, dịu dàng riêng biệt. Cổng Ngọ Môn lúc này như khoác lên mình một chiếc áo mới, tươi tắn và mềm mại. Tiết trời mát mẻ, cảnh vật dường như sinh động hơn dưới ánh nắng đầu xuân.

Nếu có dịp đứng trên Lầu Ngũ Phụng vào mùa Xuân, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được một không gian thoáng đãng, trong lành và đầy sức sống. Nhìn ra xa, những vòm cây xanh ngắt, rêu phong cổ kính hòa quyện trong nền trời trong xanh tạo nên một khung cảnh vừa hùng vĩ, vừa lãng mạn – rất “Huế”và rất thơ.
Mùa lễ hội Festival Huế
Qua mùa xuân sẽ đến mùa lễ hội Festival Huế vào khoảng tháng 4 đến tháng 5. Khi đi khám phá Huế vào mùa này, bạn sẽ thấy một thành phố Huế rất khác. Đây chính là thời điểm để chiêm ngưỡng cổng ngọ Môn với một diện mạo hoàn toàn khác, lung linh, sôi nổi và đầy màu sắc.
Vào buổi tối, những ánh đèn lễ hội được thắp lên. Cổng Ngọ Môn như bừng sáng giữa lòng kinh thành, toát lên vẻ huyền ảo và tráng lệ. Không còn vẻ tĩnh lặng thường thấy. Nơi đây trở nên náo nhiệt bởi dòng người tham quan, thưởng thức nghệ thuật, và hòa mình vào không khí truyền thống đậm chất văn hóa cố đô.
Khám phá cổng Ngọ Môn Quan trên nền tảng số YooLife
Trong thời đại công nghệ 4.0 việc khám phá không gian văn hóa lịch sử, không còn giới hạn bởi khoảng cách địa lý hay thời gia. Với nền tảng số YooLife, bạn hoàn toàn có thể đi dạo giữa Hoàng Thành Huế. Chiêm ngưỡng vẻ đẹp cổ kính của cổng Ngọ Môn Quan – Biểu tượng kiến trúc cung đình Huế một cách sống động và chân thực như đang có mặt trực tiếp tại công trình kiến trúc nổi bật của Huế.
Trải nghiệm chân thực với công nghệ VR360
Ngọ môn Quan được tái hiện chân thực trên nền tảng số YooLife. Thông qua công nghệ VR360, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Ngọ Môn Quan. Di chuyển qua từng góc nhỏ của cổng, ngắm từng chi tiết kiến trúc như: mái ngói vàng của lầu Ngũ Phụng, họa tiết trên lan can, cửa đi, bậc thang,… như đang đứng ngay giữa thực địa. Đây là một trải nghiệm thị giác sống động, không khác gì một chuyến tham quan thực thụ.

Tính năng check-in cổng Ngọ Môn trên nền tảng số
Một trong những tính năng nổi bật của YooLife đó chính là ghi dấu hành trình trên nền tảng số. Sau khi tham quan cổng Ngọ Môn qua nền tảng YooLife, bạn có thể check in tại bất kỳ địa điểm nào mà mình thích. Chia sẻ khoảnh khắc đáng yêu này lên mạng xã hội ghi dấu kỷ niệm và lan tỏa giá trị di sản đến cộng đồng.
Đây chính là sứ mệnh YooLife muốn lan tỏa đến cộng đồng, bảo tồn các nét văn hóa bản địa, tôn vinh giá trị truyền thống, phát huy tính sáng tạo nghệ thuật. Thông qua công nghệ YooLife muốn mang lịch sử đến gần hơn với giới trẻ.
Không giới hạn về không gian và thời gian
Dù bạn đang ở Hà Nội, TP.HCM hay bất kỳ nơi đâu. Chỉ với một chiếc điện thoại hoặc máy tính bảng có kết nối mạng, bạn đã có thể khám phá cổng Ngọ Môn Quan bất cứ lúc nào. Đây là lợi thế lớn cho các bạn trẻ, học sinh – sinh viên, người yêu lịch sử hay du khách quốc tế đang tìm hiểu về Huế.
Tiếp cận thông tin lịch sử – kiến trúc một cách dễ hiểu
YooLife tích hợp với hệ thống chú thích thông tin ngay trên các không gian ảo hóa. Khi click vào từng khu vực, thông tin về kiến trúc sẽ hiện ra rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu. Nhờ đó, người xem không chỉ “nhìn” mà còn “hiểu” sâu hơn về giá trị của các công trình kiến trúc lịch sử.

Thiết kế giao diện thân thiện, dễ sử dụng
Với thiết kế tối ưu trải nghiệm người dùng. Nền tảng YooLife phù hợp với mọi đối tượng – từ học sinh tiểu học đến người lớn tuổi. Mỗi thao tác đều được thiết kế mượt mà, đơn giản. Giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và điều hướng trong không gian ảo di chuyển. Trải nghiệm toàn bộ công trình kiến trúc dễ dàng trên nền tảng số.
Kết hợp giữa giáo dục và du lịch số
Ngoài ra, YooLife còn là kênh học tập trực tuyến trên nền tảng số. YooLife không chỉ là nơi tham quan mà còn là công cụ học tập sinh động. Giúp các trường học, hướng dẫn viên hay nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng như một phương tiện trực quan sinh động. Tính năng này có thể lồng ghép vào các bài học lịch sử, địa lý, văn hóa trong nhà trường một cách hiệu quả.
YooLife không chỉ giúp bạn “nhìn thấy” cổng Ngọ Môn Quan mà còn giúp bạn hiểu, cảm và ghi nhớ giá trị của biểu tượng lịch sử của Việt Nam. Hãy để một lần chạm vào màn hình là một lần chạm vào chiều sâu của văn hóa – lịch sử của dân tộc. Đây chính là cách lan tỏa giáo dục, du lịch và truyền thông di sản trong kỷ nguyên số.