Bia tiến sĩ số 1743 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là minh chứng sống động cho truyền thống khoa bảng thời Lê. Được dựng sau kỳ thi Đình năm Quý Hợi dưới niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4, tấm bia không chỉ ghi danh các tiến sĩ đỗ đạt mà còn thể hiệ tư tưởng “trọn hiền đãi sĩ” của triều đình xưa.
Table of Contents
ToggleBia tiến sĩ số 1743 – Ghi dấu kỳ thi Đình năm Quý Hợi (1743)
Tấm bia tiến sĩ số 1743 là một trong những tấm bia có giá trị đặc biệt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, ghi danh những người đỗ đạt trong kỳ thi Đình năm Quý Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 4 dưới triều vua Lên Hiển Tông. Đây là kỳ thi quan trọng trong hệ thống khoa cử Nho học xưa.

Tấm bia tiến sĩ số 1743 là một trong những tấm bia có giá trị đặc biệt tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám
Tấm bia được dựng vào ngày 12/10/1744, không chỉ là dấu mốc quan trọng của kỳ thi Đình năm đó mà còn là bằng chứng lịch sử khẳng định tinh thần tọng dụng hiền tài của vương triều Lê. Thông qua nội dung khắc trên đá, bia ghi lại đầy đủ thông tin về niên hiệu, tên vua, danh sách các Tiến sĩ, quê quán cũng như bài ký ghi bằng chữ Hán nêu rõ ý nghĩa của kỳ thi.
Cấu trúc và nghệ thuật chạm khắc của bia tiến sĩ số 1743
Không chỉ mang giá trị về nội dung và lịch sử, bia tiên sĩ số 1743 tại Văn Miếu còn là tác phẩm nghệ thuật độc đáo. Từ hình dáng tổng thể cho đến chi tiết hoa văn, mỗi đường nét chạm khắc đều phản ánh tinh thần thẩm mỹ tư tưởng văn hóa và kỹ thuật điêu khắc tinh xảo thời Lê Trung Hưng.
Hình dáng và chất liệu của bia
Tấm bia được làm từ chất liệu đá xanh nguyên khối, có hình chữ nhật dựng đứng trên lưng rùa – Biểu tượng truyền thống trong văn hóa phương Đông thể hiện sự trường tồn, bền vững của tri thức. Bia có chiều cao và chiều rộng cân đối, tạo nên cảm giác trang nghiêm, hài hòa với cản quan của Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Trán bia và diềm bia mang biểu tượng văn hóa
Trên phần trán bia là hình chạm nổi mây cuộn, mặt trời và rồng các biểu tượng gắn liền với vương quyền, thiên mệnh và trí tuệ. Phần diềm bia được chạm khắc hình vân mây mềm mại, nối liền các chi tiết và tạo nên tổng thể trang trọng, thanh thoát. Những họa tiết này thể hiện tư duy thẩm mỹ đậm chất Á Đông và kỹ thuật điêu luyện của nghệ nhân xưa.
Nghệ thuật chạm khắc chữ Hán trên mặt bia
Mặt bia được khắc chữ Hán theo lối chữ chân phương, đều nét, rõ ràng. Các còng chữ được chia thành phần bài ký và danh sách tiến sĩ, trình bày hợp lý, dễ đọc. Nghệ thuật khắc chữ phục vụ mục đích lưu danh và thể hiện sự tôn kính với người được vinh danh và tính trang nghiêm của di tích.
Rùa đội bia – Biểu tượng của sự trường tồn
Phần chân bia là một bệ rùa đá lớn được điêu khắc tinh xảo với những đường nét khắc họa đầu, mai và chân rùa đầy sinh động. Rùa đội bia là hình ảnh quen thuộc trong các tấm bia tiến sĩ, tượng trưng cho sự vững chãi của tri thức và tinh thần học thuật truyền đời.
Ý nghĩa văn hóa – lịch sử của bia tiến sĩ số 1743
Bia tiến sĩ số 1743 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là một hiện vật đá vô tri mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần hiếu học và truyền thống trọng dụng nhân tài của dân tộc Việt Nam.
Về mặt văn hóa, bia thể hiện rõ tư tưởng “hiền tài là nguyên khí quốc gia”, cho thấy sự trân trọng đặc biệt mà triều đình phong kiến dành cho người học. Việc khắc tên lên bia đá không chỉ để lưu danh mà còn mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc: truyền cảm hứng, nuôi dưỡng khát vọng học tập và cống hiến cho các thế hệ sau.

Bia tiến sĩ số 1743 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là một hiện vật đá vô tri mà còn là minh chứng sống động cho tinh thần hiếu học
Về mặt lịch sử, bia tiến sĩ số 1743 là một phần không thể thiếu trong hệ thống 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Di sản Tư liệu Thế giới do UNESCO công nhận. Nó không chỉ giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ hơn về hệ thống khoa cử thời phong kiến, mà còn góp phần phục dựng bức tranh tổng thể về đời sống trí thức, chính trị và xã hội đương thời.
Tấm bia không đơn thuần là di tích cổ, mà còn là một “chứng nhân lịch sử” – nơi lưu giữ ký ức dân tộc về truyền thống tôn sư trọng đạo, lòng yêu tri thức và khát vọng dựng xây đất nước bằng con đường học vấn.
Trải nghiệm bia tiến sĩ số 1743 trên nền tảng số YooLife
Với sứ mệnh gìn giữ và lan tỏa văn hóa Việt, YooLife đã ứng dụng các công nghệ 3D/AR tái hiện bia tiến sĩ số 1743 sống động và chân thực trên nền tảng số. Giờ đây, bạn không cần phải đến tận Văn Miếu vẫn có thể chiêm ngưỡng và tương tác trực tiếp với tấm bia trên nền tảng số. Dưới đây là các tính năng nổi bật khi trải nghiệm bia tiến sĩ trên YooLife:
Tái hiện 3D/AR chân thực, sinh động
Bia tiến sĩ số 1743 được tái hiện bằng mô hình 3D/AR với tỷ lệ chính xác, đầy đủ các chi tiết từ phần trán bia, mặt bia, đến tượng rùa đội bia.
- Người dùng có thể xoay 360 độ để quan sát toàn cảnh.
- Phóng to từng chi tiết khắc chữ, hoa văn để khám phá kỹ lưỡng nét chạm trổ tinh xảo thời Lê.
- Hiệu ứng ánh sáng và kết cấu bề mặt được mô phỏng chân thực, mang đến trải nghiệm gần như thật.

Tái hiện 3D/AR chân thực, sinh động
Chú thích và dịch nghĩa tương tác
Tính năng thông minh giúp người xem hiểu sâu hơn về nội dung và cấu trúc văn bia tiến sĩ:
- Từng đoạn văn chữ Hán được hiển thị kèm bản dịch nghĩa tiếng Việt chuẩn xác.
- Chú thích tương tác giúp phân tích bố cục bài ký, tên tiến sĩ, quê quán và các yếu tố nghệ thuật trên bia.
- Người dùng có thể bấm chọn từng phần để xem giải nghĩa, lý giải theo ngữ cảnh lịch sử.
AI thuyết minh tự động các chi tiết
YooLife tích hợp hệ thống thuyết minh tự động bằng giọng đọc chuẩn, nội dung dễ hiểu và đủ thông tin:
- Giải thích bối cảnh lịch sử khoa thi Quý Hợi (1743) dưới triều vua Lê Hiển Tông.
- Phân tích vai trò của bia trong hệ thống khoa bảng và giá trị di sản.
- Tài liệu hỗ trợ hiệu quả cho việc dạy – học môn Lịch sử, Văn học, Giáo dục công dân ở nhà trường.
Thiết kế giao diện đơn giản – Truy cập mọi lúc, mọi nơi
Nhờ khả năng truy cập đa nền tảng, người dùng có thể trải nghiệm bia tiến sĩ số 1743 mọi lúc, mọi nơi:
- Hỗ trợ trên điện thoại, máy tính bảng, laptop và các thiết bị thực tế ảo (VR)
- Truy cập không giới hạn thời gian, phù hợp cho học sinh, du khách, người nghiên cứu dia sản.
- Tăng khả năng tiếp cận di sản cho cộng đồng, đặc biệt trong các chương trình học trực tuyến hoặc tham quan ảo.
Bia tiến sĩ số 1743 không chỉ là một tấm bia đá lưu danh những bậc hiền tài đỗ đạt trong kỳ thi Đình năm Quý Hợi mà còn là biểu tượng sống động cho truyền thống khoa bảng, tinh thần hiếu học và đạo lý tôn sư trọng đạo của dân tộc Việt.