Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là nơi lưu giữ những câu chuyện bi thương, hào hùng của lịch sử Việt Nam. Mỗi một hiện vật hay một bức ảnh ở đây đều khắc họa hình ảnh một dân tộc kiên cường, trải qua bao mất mát. Nếu bạn chưa có cơ hội trực tiếp đến tham quan. Đừng lo, bạn hoàn toàn có thể khám phá toàn cảnh bảo tàng ngay trên nền tảng số YooLife, nơi mang đến trải nghiệm sống động và chân thực như đang hiện diện tại không gian lịch sử này.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu về Bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Tọa lạc tại số 28 Võ Văn Tần, phường Võ Thị Sáu, Quận 3 – Ngay giữa lòng TP.HCM. Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những điểm đến mang đậm dấu ấn lịch sử, thu hút sự quan tâm của cả du khách trong nước lẫn quốc tế.Với vị trí thuận tiện giữa trung tâm thành phố. Nơi đây luôn là điểm dừng chân không thể bỏ qua trong hành trình khám phá Sài Gòn.

Bảo tàng hiện đang bảo tồn hàng ngàn tư liệu quý giá gồm hiện vật, hình ảnh và tài liệu phản ánh chân thực thời kỳ chiến tranh đầy đau thương của dân tộc Việt Nam. Không gian trưng bày gợi nhớ về những mất mát to lớn, đồng thời làm nổi bật tinh thần kiên cường, bất khuất của con người Việt Nam trong hành trình giành lại độc lập, tự do.
Lịch sử hình thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh
Sau khi thống nhất hai miền, ngày 04/09/1975 nhà Trưng bày tội ác Mỹ – Ngụy được mở cửa, lưu lại những chứng tích của chiến tranh. Từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Sau đó, nơi đây đổi tên thành nhà trưng bày tội ác chiến tranh xâm lược vào ngày 10/11/1990. Đến ngày 04/07/1995 thì chính thức trở thành Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh.

Hiện nay, bảo tàng lưu giữ hơn 20.000 tài liệu, hiện vật và phim ảnh, trong đó có hơn 1.500 tư liệu và hiện vật được chọn lọc trưng bày thường xuyên qua 8 chuyên đề đặc sắc. Bảo tàng cũng vinh dự nhận Huân chương Lao động hạng Ba (1995) và Huân chương Lao động hạng Hai (2001).
Năm 2002, bảo tàng được đầu tư nâng cấp toàn diện. Đến ngày 30/04/2010, công trình tu bổ hoàn tất với khu trưng bày mới, bổ sung tư liệu về thời kỳ Pháp – Nhật xâm lược và giai đoạn tái thiết đất nước sau chiến tranh.
Giờ mở cửa, giá vé Bảo tàng Chứng tích chiến tranh 2025
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh là một trong những điểm đến văn hóa – lịch sử được du khách yêu thích khi đến với TP.HCM. Để có chuyến tham quan thuận tiện và trọn vẹn, bạn nên cập nhật trước thông tin về giờ hoạt động và giá vé sau:
Giờ mở cửa:
- Bảo tàng mở cửa từ 7h30 đến 17h30 hàng ngày, bao gồm cả cuối tuần và các dịp lễ, Tết.
- Lưu ý: Vào những ngày Tết, quầy bán vé sẽ dừng hoạt động lúc 17h.
Giá vé tham quan:
- Giá vé tiêu chuẩn: 40.000 VNĐ/lượt/người.
Chính sách ưu đãi: Miễn phí vé cho: Trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật, các hộ nghèo theo diện nhà nước.
- Giảm 50% giá vé đối với: Trẻ em từ 6–16 tuổi, học sinh, sinh viên (có thẻ), người cao tuổi, người có công với cách mạng, cư dân vùng sâu, vùng xa
Lưu ý: Giờ mở cửa và mức phí tham quan có thể thay đổi tùy theo quy định từng thời điểm. Bạn nên kiểm tra trước khi đến để có kế hoạch phù hợp.
Khám phá không gian bên trong bảo tàng Chứng tích chiến tranh
Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh có tổng diện tích sàn lên đến 4.522m², gồm 3 tầng trưng bày hiện đại cùng khu vực triển lãm ngoài trời rộng 3.026m². Khu vực trưng bày hàng ngàn hiện vật quý giá từ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Khám phá tầng trệt – Hơi thở của tình đoàn kết quốc tế
Bước vào tầng trệt, du khách sẽ được tiếp cận chuyên đề nổi bật “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến chống Mỹ”. Giai đoạn 1954 – 1975 được tái hiện qua hơn 100 bức ảnh tư liệu cùng 145 hiện vật sống động, ghi lại những cuộc biểu tình, hội thảo, hội nghị quốc tế và các phong trào phản chiến trên khắp thế giới. Những tư liệu này phản ánh tinh thần đoàn kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế, cổ vũ tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam.
Lầu 1 – Tái hiện tội ác và hậu quả khốc liệt của chiến tranh
Di chuyển lên lầu 1, bạn sẽ bắt gặp hai chuyên đề nổi bật:
- “Tội ác chiến tranh xâm lược”: Tái hiện lại những tàn khốc của chiến tranh với 125 bức ảnh tư liệu, hàng trăm hiện vật và tài liệu gốc. Những hình ảnh này phản ánh chân thực nỗi đau mà người dân Việt Nam phải gánh chịu trong suốt những năm dài bom đạn.
- “Hậu quả chất độc da cam”: Gồm nhiều hình ảnh và tài liệu thể hiện mức độ tàn phá về sức khỏe và môi trường do chất độc da cam để lại – một hậu quả vẫn còn dai dẳng đến tận hôm nay.

Điểm nhấn khiến nhiều du khách không khỏi ám ảnh chính là những hiện vật liên quan đến vụ thảm sát Mỹ Lai và bức ảnh nổi tiếng “Em bé Napalm” do phóng viên Huỳnh Công Út ghi lại – một biểu tượng mạnh mẽ cho sự tàn bạo của chiến tranh.
Lầu 2 – Ghi lại ký ức chiến tranh qua ống kính và hiện vật
Tầng cao nhất của bảo tàng là nơi trưng bày chuyên đề “Những sự thật lịch sử”, bao gồm hơn 60 bức ảnh cùng nhiều tư liệu quan trọng, ghi lại các mốc sự kiện lớn trong quá trình thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tiến hành xâm lược Việt Nam.
Không gian này còn có bộ ảnh đầy cảm xúc thuộc chuyên đề “Hồi niệm”, tưởng nhớ các phóng viên chiến trường đã hy sinh khi tác nghiệp tại Đông Dương.
Bên cạnh đó, hai chuyên đề đặc sắc khác là “Việt Nam: Chiến tranh và hòa bình” cùng “Chất độc da cam trong chiến tranh Việt Nam” với loạt tác phẩm của các nhiếp ảnh gia Nhật Bản – Ishikawa Bunyo và Goro Nakamura – góp phần kể lại câu chuyện từ góc nhìn đầy nhân văn và cảm thông.
Chiêm ngưỡng bảo tàng chứng tích chiến tranh trên nền tảng số
Trong thời đại công nghệ 4.0, việc bảo tồn và lan tỏa giá trị lịch sử đang được số hóa mạnh mẽ, giúp người dân dễ dàng tiếp cận kho tàng di sản văn hóa mà không bị giới hạn bởi không gian hay thời gian. YooLife là đơn vị tiên phong trong mạng thực tế ảo, tái hiện chân thực toàn cảnh bảo tàng trên nên tảng số. Mang đến một hình thức tiếp cận mới hoàn toàn mới mẻ, sống động cho người dùng.
Trải nghiệm bảo tàng ảo mọi lúc, mọi nơi
Chỉ với một thiết bị có kết nối internet, người xem có thể tham quan toàn bộ không gian trưng bày của bảo tàng bằng hình ảnh thực tế ảo (VR360), video tương tác và mô phỏng 3D chân thực.

Từng khu vực, từng chuyên đề như “Tội ác chiến tranh xâm lược”, “Hậu quả chất độc da cam”, hay “Thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến” đều được tái hiện sinh động, cho phép bạn khám phá một cách chi tiết mà không cần đến tận nơi.
Kho tư liệu phong phú, đa dạng
Điểm nổi bật của nền tảng số là khả năng tích hợp nhiều định dạng nội dung như hình ảnh độ phân giải cao, video tư liệu quý, âm thanh thuyết minh tự động và các chú thích song ngữ.
Nhờ đó, người dùng không chỉ được xem mà còn được “nghe – đọc – cảm nhận” một cách toàn diện về lịch sử Việt Nam, đặc biệt là giai đoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Tính năng này đặc biệt hữu ích với học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu, khách quốc tế và những ai chưa có cơ hội đến trực tiếp bảo tàng.
Tiếp cận thế hệ trẻ – kết nối quá khứ và tương lai
Thông qua ứng dụng công nghệ số, Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh đã thu hút giới trẻ bằng một cách tiếp cận gần gũi hơn. Việc số hóa không gian trưng bày giúp lan tỏa thông điệp lịch sử mạnh mẽ, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và sự trân trọng hòa bình trong thế hệ hôm nay. Đồng thời, nền tảng số còn cho phép chia sẻ thông tin nhanh chóng lên mạng xã hội, nhân rộng giá trị di sản đến cộng đồng toàn cầu.
Bảo tàng chứng tích chiến tranh không chỉ là nơi lưu giữ những tích lịch sử quý giá mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống yêu nước, hun đúc tinh thần dân tộc cho các thế hệ mai sau. Nếu bạn đang tìm kiếm một điểm đến giàu giá trị lịch sử tại TP.HCM, đừng bỏ qua cơ hội ghé thăm bảo tàng đầy ý nghĩa này.