Giữa vẻ đẹp hoang sơ của Côn Đảo, trại tù Phú Hải là dấu ấn lịch sử không thể bỏ qua. Nơi đây từng giam cầm, tra tấn biết bao chiến sĩ cách mạng dưới ách thống trị của thực dân Pháp. Nếu có dip đến Côn Đảo, đừng quên ghé thăm nơi này để cảm nhận một phần lịch sử hào hùng của dân tộc!
Table of Contents
ToggleGiới thiệu đôi nét về Trại giam Phú Hải Côn Đảo
Trại tù Phú Hải, còn được gọi là Lao 1 hoặc Trại Cộng Hòa, được thực dân Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm giam giữ và tra tấn các tù nhân chính trị. Nhiều chiến sĩ cách mạng như Phan Chu Trinh, Tôn Đức Thắng, Phạm Văn Đồng và Lê Văn Lương từng bị giam cầm tại đây.
Hiện nay, trại tù đã được tu sửa để tái hiện chân thực những sự kiện lịch sử, giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về sự kiên cường và hy sinh của các chiến sĩ cách mạng, đồng thời ghi nhớ một giai đoạn đau thương của dân tộc.
Giá vé và giờ mở cửa tham quan:
Giá vé: 40.000 đồng/người.
Giờ mở cửa:
- Sáng: 7h30 – 11h30.
- Chiều: 14h00 – 17h00 (Hoạt động xuyên suốt cả cuối tuần và các ngày lễ)
Lưu ý: Thông tin về giá vé và giờ mở cửa có thể thay đổi. Du khách nên kiểm tra trước khi tham quan để có trải nghiệm tốt nhất.

Quá trình hình thành Trại giam Phú Hải
- Trại Phú Hải, xây dựng năm 1862, là một trong những trại giam lâu đời nhất tại Côn Đảo. Ban đầu mang tên Bange 1, sau đó đổi thành Lao 2, Trại Cộng Hòa, Trại 2, và đến tháng 11/1974, trở thành Trung Tâm Cải Huấn – Trại Phú Hải.
- Sau Hiệp định Paris 1973, chính quyền Sài Gòn đổi tên toàn bộ trại giam tại Côn Đảo để che giấu tù chính trị, đặt tên theo mẫu “Phú” và trực thuộc Trung Tâm Cải Huấn Phú Hải.
- Nhà tù Phú Hải gắn liền với cuộc đấu tranh bi tráng của các chiến sĩ yêu nước. Quân Pháp chiếm Côn Đảo ngày 28/11/1861 và bắt đầu xây dựng nhà giam vào tháng 1/1862.
- Đến tháng 6/1862, 50 tù nhân chính trị đầu tiên cùng hơn 100 binh lính triều Nguyễn nổi dậy, đốt phá nhà giam và đánh đuổi quân Pháp. Tuy nhiên, họ bị đàn áp dã man, hơn 100 người bị giết, 20 tù nhân bị chôn sống tại Bãi Sọ Người.
- Sau cuộc đàn áp, trại giam được xây dựng kiên cố hơn với hệ thống buồng giam, hầm đá. Ngày nay, nơi đây là di tích lịch sử, giúp thế hệ sau hiểu rõ về sự hy sinh và tinh thần kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.

Giá trị lịch sử của Trại giam Phú Hải
Dù phải chịu đựng sự đàn áp khắc nghiệt, các chiến sĩ tại trại tù Phú Sơn vẫn kiên trì đấu tranh, không ngừng đòi cải thiện điều kiện sống và chế độ dành cho tù chính trị. Chính nơi đây đã hun đúc ý chí cách mạng, giúp nhiều người trưởng thành về tư tưởng và đường lối đấu tranh, trong đó có những lãnh đạo tiêu biểu như Nguyễn Văn Cừ, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn…
Lịch sử Việt Nam được viết nên từ những năm tháng đau thương của chiến tranh, với biết bao người đã hy sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trại tù Phú Sơn Côn Đảo là minh chứng rõ nét cho những mất mát và lòng kiên trung của các chiến sĩ cách mạng.
Ngày nay, đất nước đã hòa bình và phát triển, nhưng để có được thành tựu ấy, không thể quên công lao to lớn của những thế hệ đi trước. Việc tham quan các di tích lịch sử, đặc biệt là trại tù Phú Sơn và Phú Hải tại Côn Đảo, không chỉ là hành động tri ân mà còn góp phần khơi dậy lòng yêu nước, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Kiến Trúc Trại Giam Phú Hải – Chứng Tích Lịch Sử Côn Đảo
Trại giam Phú Hải không chỉ là một chứng tích lịch sử mà còn mang dấu ấn kiến trúc đặc trưng từ thời Pháp thuộc. Với những bức tường đá kiên cố, dãy phòng giam chật hẹp và hệ thống cùm sắt tàn khốc, nơi đây tái hiện rõ nét sự khắc nghiệt mà các tù nhân chính trị từng phải chịu đựng.

Phòng giam số 6
Phòng giam số 6, hay còn được gọi là “phòng chết”, là nơi diễn ra những cuộc đàn áp tàn bạo của chính quyền Sài Gòn trong chiến dịch chống lại các tù nhân chính trị và những người bị giam giữ không qua xét xử. Đây cũng là nơi khởi nguồn của phong trào bảo vệ khí tiết của các chiến sĩ cách mạng tại Côn Đảo. Để thực hiện âm mưu chia rẽ giữa các nhóm tù nhân, cai ngục đã sử dụng nhiều biện pháp tra tấn tàn khốc, khiến không ít người hy sinh.
Phòng giam số 7
Phòng số 7 có ý nghĩa đặc biệt trong lịch sử đấu tranh cách mạng, là nơi tổ chức Đảng Cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo được thành lập vào cuối năm 1932, sau đó phát triển thành Đảng ủy Côn Đảo. Dưới sự lãnh đạo của tổ chức này, các cuộc đấu tranh của tù nhân ngày càng quyết liệt, với sự tham gia của nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung như Nguyễn Hới, Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Trần Quan Tặng, Nguyễn Chí Diểu, Lê Văn Lương, Nguyễn Duy Trinh.

Phòng giam số 9
Phòng số 9 từng giam giữ nhiều nhân vật cách mạng nổi tiếng như Tôn Đức Thắng, Võ Sỹ, Võ Thúc Đồng. Đây cũng là nơi ra đời tạp chí “Ý Kiến Chung”, cơ quan ngôn luận của các tù nhân cộng sản tại Côn Đảo, góp phần lan tỏa tinh thần đấu tranh và giữ vững lý tưởng cách mạng. Chủ tịch Tôn Đức Thắng từng bị giam giữ tại đây vào ngày 2/7/1930.
Phòng giam số 10
Phòng số 10 chứng kiến cuộc đàn áp đẫm máu đối với 175 tù nhân chính trị vào năm 1958, trong chiến dịch cưỡng bức học tập tố cộng của chính quyền Sài Gòn. Mục tiêu của chiến dịch này là buộc tù nhân từ bỏ lý tưởng cộng sản và chuyển sang ủng hộ chế độ quốc gia. Tuy nhiên, âm mưu đó đã thất bại, khi các chiến sĩ cách mạng vẫn kiên định lập trường, bất chấp những hình thức tra tấn tàn khốc.
Phòng giam đặc biệt
Tại khu vực phía sau câu lạc bộ trong nhà tù Phú Hải, có một phòng giam đặc biệt dùng để giam giữ các cán bộ cấp cao của Đảng Cộng sản như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Ngô Gia Tự… Dưới thời Pháp thuộc, nơi này từng là nơi giam giữ 46 tử tù đầu tiên tại Côn Đảo, minh chứng cho sự khốc liệt của chế độ thực dân.
Hầm xay lúa – Trại Phú Hải
Hầm xay lúa là nơi tù nhân phải lao động khổ sai, kéo cối xay lúa nặng hàng chục kg trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt. Họ bị xích chân, phải di chuyển với quả tạ từ 3-7kg, vừa làm việc kiệt sức vừa chịu đựng sự hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Không gian tại hầm xay lúa càng thêm khắc nghiệt với cái nóng oi ả vào mùa hè và giá rét thấu xương vào mùa đông, biến nơi đây thành một trong những địa điểm giam giữ tù nhân tàn bạo nhất tại Côn Đảo.

Khám Phá Trại Giam Phú Hải Côn Đảo Qua Công Nghệ Thực Tế Ảo YooLife
Trại giam Phú Hải, được xây dựng từ thời Pháp thuộc, là một trong những di tích lịch sử quan trọng thuộc hệ thống nhà tù Côn Đảo. Nơi đây từng giam cầm và tra tấn nhiều chiến sĩ cách mạng kiên trung, ghi dấu những trang sử bi thương nhưng đầy tự hào của dân tộc.

Với nền tảng mạng xã hội thực tế ảo YooLife, đã được tái hiện chân thực trên nền tảng trực tuyến, cho phép du khách ở bất kỳ đâu cũng có thể khám phá lịch sử, tham quan từng khu vực của trại giam và hiểu rõ hơn về những hy sinh của thế hệ đi trước. Hình ảnh VR360 mang đến trải nghiệm trực quan và toàn diện, giúp người xem có cảm giác như đang trực tiếp đứng trong không gian trại giam.
Công nghệ số không chỉ giúp tái hiện chân thực di tích mà còn là giải pháp hiệu quả để bảo tồn và truyền tải giá trị lịch sử. Giúp thế hệ trẻ tiếp cận lịch sử một cách trực quan, sinh động hơn thay vì chỉ qua sách vở. Góp phần lưu giữ và lan tỏa những ký ức quan trọng của dân tộc, khơi dậy lòng tự hào và tinh thần yêu nước.
Để tham quan chi tiết từng phòng của trại giam, du khách có thể tải ứng dụng YooLife ngay trên thiết bị di động để khám phá toàn bộ không gian ảo hóa.