Thành phố thông minh đang là xu thế phát triển chung của các đô thị trên thế giới và Việt Nam là một trong những quốc gia đón đầu xu hướng đó. Chính phủ xác định phát triển đô thị bền vững, thông minh là hướng đi có tính đột phá để nâng cao tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Vậy thành phố thông minh là gì? Lợi ích của thành phố thông minh? Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây của iMAXHITECH nhé!
Table of Contents
ToggleKhái niệm thành phố thông minh là gì?
Smart City – Thành phố thông minh là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, triển khai và thúc đẩy các hoạt động phát triển, giải quyết thách thức của đô thị và tạo cơ sở hạ tầng bền vững, hỗ trợ công nghệ liên kết.
Hệ thống công nghệ thông tin của thành phố hình thành dựa trên 4 yếu tố: Mạng viễn thông số, các cảm biến, phần mềm và hệ thống nhúng thông minh. Toàn bộ hệ thống giúp nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện chất lượng phục vụ chính quyền, tiết kiệm năng lượng và giúp quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên.
Lợi ích nổi bật của thành phố thông minh
Smart City được xem là giải pháp chiến lược giúp giải quyết các vấn đề xã hội. Các đô thị thông minh phát triển liên kết với cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, giúp thành phố quản lý điều hành và giám sát hiệu quả ở tất cả các lĩnh vực. Dưới đây là những lợi ích nổi bật về thành phố:
- Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả môi trường nhờ mạng lưới điện thông minh.
- Kết hợp tự động hóa, máy lọc và IoT cho phép áp dụng các công nghệ thành phố thông minh vào nhiều ứng dụng.
- Cung cấp các biện pháp an toàn như giám sát khu vực có nhiều tội phạm hoặc sử dụng các cảm biến cho phép cảnh báo sớm sự cố, lở đất hoặc hạn hán.
- Cung cấp tính năng quản lý không gian theo thời gian hoặc theo dõi sức khỏe, cấu trúc và phản hồi để xác định khi nào cần sửa chữa.
- Công nghệ thông minh cải thiện hiệu quả sản xuất, canh tác đô thị, sử dụng năng lượng.
- Thành phố này có thể kết nối các phương thức dịch vụ, cung cấp giải pháp kết hợp cho người dân.
- Các sáng kiến về thành phố thông minh được sử dụng để chống lại biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí, quản lý chất thải và vệ sinh thông qua hệ thống thu gom rác, quản lý đội xe có hỗ trợ internet.
Ngoài ra, mô hình còn giúp quản lý thành phố một cách bền vững. Smart không chỉ giúp thay đổi về mặt hình thức đô thị mà còn thể hiện sự phát triển toàn diện của xã hội.
Các công nghệ sử dụng trong thành phố thông minh
Thành phố thông minh sử dụng phần mềm, giao diện người dùng và mạng truyền thông cùng với Internet vạn vật (IoT) cung cấp các giải pháp kết nối cho công chúng và đây là công nghệ quan trọng nhất. Bên cạnh công nghệ IoT, các thành phố này còn sử dụng các công nghệ sau:
- Giao diện lập trình ứng dụng
- Trí tuệ nhân tạo
- Dịch vụ điện toán đám mây
- Giao diện số
- Máy học
- Giao tiếp giữa máy với máy
- Mạng lưới
Những thành phố thông minh nổi bật ở Việt Nam
Mục tiêu chính thành phố thiết kế thông minh hướng đến là tối ưu hóa các chức năng của thành phố và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân bằng cách sử dụng công nghệ thông minh và phân tích dữ liệu. Dưới đây là những thành phố thông minh ở Việt Nam nổi bật nhất:
Thành phố Đà Nẵng
Đây là thành phố dẫn đầu về xu hướng thông minh, Đà Nẵng nhận được nhiều thành tựu nổi bật như: Thành phố có dịch vụ công thông minh, thành phố hạ tầng số thông minh, thành phố hấp dẫn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Năm 2018, UBND TP. Đà Nẵng ban hành kiến trúc tổng thể thành phố, tập trung vào 16 lĩnh vực chuyên ngành thuộc 6 trụ cột: quản trị, kinh tế, môi trường, đời sống, giao thông và công dân.
Đặc biệt, TP. Đà Nẵng đầu tư xây dựng mạng viễn thông với tổng chiều dài 350km, cáp quang ngầm cùng với đó là trung tâm dữ liệu thành phố có dung lượng lưu trữ lên đến 170 TB. Đồng thời, thành phố cũng đã thí điểm lắp đặt hệ thống truyền dẫn LoRa tại một số địa điểm để hỗ trợ kết nối với chi phí thấp và vùng phủ sóng rộng rãi. Bên cạnh đó, thành phố còn phát triển hạ tầng Internet vạn vật (IoT) như: trung tâm giao thông thông minh, trung tâm an ninh trật tự,…
Ngoài ra, Đà Nẵng còn xây dựng và khai thác hiệu quả các ứng dụng như: Hệ thống thư điện tử, ứng dụng cửa điện tử, úng dụng góp ý, cổng thanh toán trực tuyến,…
Thành phố Bình Dương
Tại khu vực phía Nam, Bình Dương được xem là hình mẫu của thành phố thông minh với hàng loạt các ưu thế về “Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” và quá trình ứng dụng công nghệ cao vào mọi lĩnh vực. Khởi động từ 2016, thành phố Bình Dương trở thành chiến lược phát triển trọng tâm của địa phương với mục tiêu đột phá kinh tế – xã hội, đưa kinh tế của tỉnh chuyển dang dịch vụ – công nghệ cao.
Trong hai năm 2018 và 2019, tỉnh Bình Dương được Diễn đàn Cộng đồng Thông minh Thế giới (ICF) bình chọn là địa phương có chiến lược phát triển thành phố thông minh tiêu biểu của thế giới, trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Khoa học Đô thị Thế giới, Trung tâm Thương mại thế giới. Trong việc xây dựng chính quyền điện tử, cổng thông tin điện tử Bình Dương đứng hạng nhất trong 63 tỉnh, thành.
Thành phố Thừa Thiên Huế
Tại khu vực miền Trung, Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh đi đầu trong lộ trình hướng đến phát triển dịch vụ đô thị thông minh gắn với chính quyền điện tử. Là một trong 5 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý Nhà nước, Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp xây dựng chính quyền phục vụ, đô thị thông minh.
Hệ thống cổng dịch vụ công tại Huế đã được triển khai đến 100% cơ quan Nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp huyện, đạt hơn 60% ở cơ quan cấp xã, trong đó tích hợp các dịch vụ thành phố thông minh. Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh đã liên thông được các cấp, trong có 3 cấp ở địa phương và hệ thống cấp quốc gia.
Hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc của tỉnh đã liên thông được bốn cấp, trong đó có ba cấp ở địa phương và hệ thống cấp quốc gia; chữ ký số đã được cấp phát đến cơ quan hành chính cấp xã đạt tỷ lệ hơn 95%.
Trên đây là những thông tin chi tiết về thành phố thông minh và lợi ích nổi bật của thành phố này đối với sự phát triển hiện nay. Với sự hỗ trợ và cơ sở hạ tầng phù hợp, các thành phố thông minh có thể sử dụng những tiến bộ như Iot để nâng cao chất lượng cuộc sống và tạo ra các giải pháp sống kết hợp cho các công dân đô thị toàn cầu.