Chùa Thanh Nhàn – một trong những ngôi chùa cổ kính của Hà Nội, không chỉ là nơi thờ Phật mà còn là di tích lịch sử và văn hóa quan trọng của Thủ đô. Với kiến trúc độc đáo và không gian tĩnh lặng, ngôi chùa mang lại cảm giác an yên, thư thái. Cùng YooLife khám phá Chùa Thanh Nhàn để trải nghiệm vẻ đẹp tinh tế và khám phá những giá trị linh thiêng mà nơi này mang đến.
Table of Contents
ToggleTổng quan về Chùa Thanh Nhàn
Chùa Thanh Nhàn, còn được gọi là “Linh Sơn Tự” nằm tại ngõ 331 đường Trần Khát Chân, phường Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Theo bia đá được dựng vào niên hiệu Vĩnh Thịnh (1721), chùa được xây dựng từ thời Lê trên đất thôn Thanh Nhàn, thuộc phường Yên Xá (xứ Ông Mạc), tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương.
Trải qua nhiều lần trùng tu, chùa Thanh Nhàn vẫn giữ được phần lớn các công trình kiến trúc nguyên gốc, bao gồm: chùa chính, nhà Tổ, nhà Mẫu, ao sen, sân chùa, và vườn tháp mộ. Gần đây, chùa được tu bổ thêm các hạng mục như nhà khách, nhà bia và cổng tam quan.
Kiến trúc đặc sắc tại Chùa Thanh Nhàn, Hà Nội
Chùa chính có cấu trúc hình chữ “đinh,” xây tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta. gồm hai phần: bái đường và hậu cung. Trên nóc chùa, chính giữa là bức đại tự mang dòng chữ “Linh Sơn Tự”. Bái đường 5 gian, bộ khung mái bằng gỗ lim, có 12 cột gỗ lim cao 4,5m, chu vi 0,9m, 6 cột hiện xây gạch, Hậu cung 4 gian nối liền với Tiền đường, có 6 cột gỗ lim cao 4,5m, chu vi 0,9m tạo cho hậu cung sự thoáng rộng.
Phong cách trang trí của chùa nhẹ nhàng, tập trung vào các họa tiết và chủ đề đậm chất nghệ thuật thời Nguyễn, như thân trúc mai, hoa văn triện, hoa lá trên các cốn mê, đầu xà… tạo nên vẻ đẹp thanh thoát nhưng không kém phần trang nghiêm.
Sau lần trùng tu gần đây, chùa Thanh Nhàn hiện có hai cổng tam quan nhỏ, được xây dựng theo kiểu hai tầng, tám mái. Tam quan ngoại quay mặt về hướng tây, mở lối ra ngõ 318 La Thành, trong khi tam quan nội nằm giữa con đường dẫn tới một tháp mộ. Tại đây, du khách rẽ phải, đi vòng qua hòn non bộ với tượng Quan Âm uy nghiêm để bước vào sân trước tòa tiền đường. Hai bên sân là những nhà bia nhỏ cùng vườn cây ăn quả xanh mát, tạo nên không gian thanh tịnh và gần gũi.
Nhà Tổ 5 gian, xây tường hồi bít đốc, mái lợp ngói ta, 3 gian giữa cửa bức bàn. Nhà Mẫu xây sau chùa, hướng nam, 5 gian, 6 bộ vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng. Đây là nơi thờ công chúa Liễu Hạnh.
Tòa tiền đường được thiết kế gồm ba gian hai chái, kết nối với hậu cung theo hình chuôi vồ truyền thống. Phía tả tiền đường là một sân nhỏ liền kề nhà thờ Tổ và nhà thờ Mẫu, cách đó không xa là khu vực nhà Ni. Bên hữu tiền đường là khu nhà phụ và một vườn cây cũ. Phía sau hậu cung, còn có một dãy nhà ở. Hiện nay, nhà chùa đang chuẩn bị cho một đợt đại trùng tu quy mô lớn, hứa hẹn mở rộng không gian và nâng cấp đáng kể cơ sở hạ tầng.
Với giá trị văn hóa và kiến trúc đặc biệt, Chùa được xếp hạng là Di tích Kiến trúc – Nghệ thuật cấp Thành phố vào năm 2003. Đến năm 2005, chùa vinh dự được thành phố Hà Nội gắn biển Di tích lịch sử cách mạng, ghi nhận những đóng góp quan trọng trong dòng chảy lịch sử.
Di vật quý giá tại Chùa Thanh Nhàn
Ngoài giá trị kiến trúc, Chùa Thanh Nhàn còn lưu giữ một khối lượng di vật phong phú, vừa đa dạng về số lượng vừa có giá trị cao về lịch sử và nghệ thuật. Điển hình là 9 tấm bia đá, sớm nhất có niên hiệu Vĩnh Thịnh (1721), kiểu dáng như cây hương đá, vuông 4 cạnh, cao 1,6m, mỗi cạnh rộng 0,25m. Bia muộn nhất là năm 1936.
Hệ thống tượng Phật, tượng Mẫu, tượng Tổ gồm 61 pho lớn nhỏ (có 2 pho bằng đồng) được chế tác công phu. Hai quả chuông đồng, một quả lớn, cao 1,55m, đường kính miệng 0,65m, được đúc năm 1848.
Bên cạnh đó, chùa còn sở hữu nhiều hiện vật quý như hoành phi, câu đối, cửa võng, và các đồ thờ cổ. Đặc biệt, hai bức phù điêu khắc họa chân dung hai vị tướng dòng họ Đỗ là những tác phẩm độc đáo, mang đậm giá trị lịch sử.
Chùa Thanh Nhàn còn là nơi nuôi giấu cán bộ hoạt động, in ấn tài liệu bí mật của Đảng những năm 1947 – 1949.
Khá phá Chùa Thanh Nhàn trên nền tảng số
YooLife – nền tảng mạng xã hội ảo thuần Việt, mang đến một phương thức tham quan di tích lịch sử, văn hóa hoàn toàn mới lạ và sống động. Với công nghệ hình ảnh VR360 sắc nét, nền tảng này cho phép người dùng bước vào không gian linh thiêng của Chùa Thanh Nhàn, hòa mình vào cảnh sắc tĩnh lặng của ngôi chùa cổ kính ngay từ chính màn hình di động.
Để tham quan Chùa Thanh Nhàn trên nền tảng số bạn thực hiện những thao tác sau:
Bước 1: Tải ứng dụng YooLife trên thiết bị di động của bạn từ App Store hoặc Google Play.
Bước 2: Truy cập giao diện chính của Chùa Thanh Nhàn, sẽ hiển thị toàn cảnh không gian của chùa, cùng thanh công cụ bên dưới gồm các tab: Khu vực, Di vật, Thông tin, và Thư viện.
Bước 3: Các chức năng của từng tab trong giao diện tham quan bảo tàng như sau:
- Khu vực: Khám phá từng khu vực trong Chùa, như khu chính điện, khu thờ mẫu, sân vườn hoặc các không gian kiến trúc khác
- Tác phẩm: Xem chi tiết thông tin, hình ảnh về di vật trưng bày trong bảo tàng
- Thông tin: Ứng dụng cung cấp toàn bộ thông tin về Chùa và nền tảng YooLife
Hãy theo dõi YooLife để không bỏ qua cơ hôi khám phá nhiều dự án độc đáo, mang đến những trải nghiệm mới lạ và đầy thú vị!