Nếu như huyện Ứng Hòa nổi danh với làng may áo dài Trạch Xá có bề dày hàng nghìn năm, thì huyện Phú Xuyên (Hà Nội) cũng tự hào sở hữu làng nghề may comple, veston Vân Từ – một trong những làng nghề may nổi tiếng của Thủ đô. Ngày nay, làng nghề may Vân Từ không chỉ giữ gìn giá trị thủ công tinh xảo mà còn tạo nên sức hút mới mẻ cho du lịch trải nghiệm và tiêu dùng hiện đại.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu tổng quan về làng nghề may Vân Từ
Xã Vân Từ, thuộc huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội. Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 40km, dọc theo quốc lộ 1A cũ. Đây là một trong những làng nghề truyền thống nổi bật của Hà Nội, đặc biệt nổi tiếng với nghề may comple, veston.

Vân Từ gồm 10 thôn, trong đó thôn Từ Thuận và thôn Chung là hai thôn chủ lực chuyên làm nghề may comple, veston.
Vân Từ gồm 10 thôn, trong đó thôn Từ Thuận và thôn Chung là hai thôn chủ lực chuyên làm nghề may comple, veston. Với khoảng 1.500 hộ dân, tỷ lệ người dân tham gia nghề may ở xã Vân Từ lên đến 70-80%. Nghề may không chỉ là nguồn thu nhập chính mà còn là công việc mang lại đời sống ổn định cho nhiều gia đình trong khu vực.
Điều đặc biệt ở làng nghề này không chỉ là công việc chính của lao động chính mà còn là việc làm thêm cho cả lao động phụ. Từ người trưởng thành đến người già và trẻ nhỏ đều có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất comple, veston giúp gia đình tăng thu nhập và duy trì nghề truyền thống lâu đời này.
Lịch sử hình thành làng nghề may Vân Từ
Theo lời kể của các bậc cao niên trong xã Vân Từ, nghề may comple, veston bắt đầu hình thành vào những năm đầu thế kỷ XX trong bối cảnh đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Để tìm kiếm cơ hội làm việc tốt hơn và phù hợp với xu thế xã hội lúc bấy giờ, một nhóm thanh niên của thôn Từ Thuận rủ nhau lên nội thành Hà Nội học nghề may comple, veston.
Thời điểm đó, comple và veston chủ yếu phục vụ cho tầng lớp thượng lưu và người Pháp sinh sống tại Hà Nội. Vì vậy giá trị sản phẩm có giá thành cao. Nhờ sự chăm chỉ, khéo léo và quyết tâm, nhóm thanh niên này nhanh chóng thành thạo nghề. Sau đó, mang kỹ thuật may comple, veston trở về quê hương Từ Thuận và bắt đầu truyền dạy cho người dân trong làng.

Làng nghề may comple, veston bắt đầu hình thành vào những năm đầu thế kỷ XX
Ban đầu, nghề may ở Từ Thuận phát triển khá chậm do đây vẫn là một làng thuần nông. Đến thời kỳ chiến tranh, làng nghề đứng trước nguy cơ mai một khi chỉ còn vài ba hộ duy trì sản xuất thủ công tại nhà với máy móc thô sơ và chất lượng sản phẩm chưa thực sự nổi bật.
Không chấp nhận để nghề truyền thống bị lãng quên. Khoảng 1992, các cụ cao niên trong xã đã đề xuất với chính quyền địa phương tổ chức hai lớp dạy nghề may comple, veston cho thanh niên trong xã. Các lớp học đã thu hút hơn 70 học viên tham gia, khơi dậy niềm yêu nghề trong thế hệ trẻ.
Làng nghề may Vân Từ – Nơi lưu giữ tinh hoa veston đất Hà Thành
Làng nghề không chỉ nổi tiếng với bề dày lịch sử mà còn chinh phục lòng tin khách hàng bằng chất lượng sản phẩm, khéo léo trong từng đường kim mũi chỉ. Trải qua nhiều thăng trầm, nghề may comple, veston tại Vân Từ không ngừng đổi mới, thích ứng với thời đại, tạo dấu ấn đặc biệt giúp làng nghề ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Kỹ thuật may comple, veston độc đáo với 4 lớp vải
Sản phẩm comple, veston Vân Từ nổi bật nhờ cấu tạo tới 4 lớp vải: vải chính, lớp mùng, lớp lót và lớp bông. Nhờ đó, bộ comple không chỉ bền chắc, dày dặn mà còn giữ form dáng đẹp, không bị nhàu nát hay bạc màu trong quá trình sử dụng. Đây chính là yếu tố kỹ thuật cốt lõi giúp sản phẩm may mặc của Vân Từ được khách hàng đánh giá cao.
Gìn giữ và phát triển nghề truyền thống
Bên cạnh những nghệ nhân lâu năm, thế hệ trẻ Vân Từ ngày nay đã tiếp nối truyền thống với tinh thần sáng tạo, hiện đại hóa quy trình sản xuất. Họ chủ động học hỏi, cập nhật xu hướng thời trang mới, đồng thời ứng dụng công nghệ vào khâu quản lý và bán hàng, giúp nghề may comple, veston Vân Từ không ngừng phát triển trong thời kỳ hội nhập.

Kỹ thuật may comple, veston độc đáo với 4 lớp vải
Mở rộng thị trường và đa dạng hóa kênh tiêu thụ sản phẩm
Không chỉ bó hẹp trong thị trường truyền thống, các nhà may tại Vân Từ còn mạnh dạn đưa sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử, xây dựng website, fanpage bán hàng chuyên nghiệp. Việc đa dạng hóa kênh tiêu thụ giúp sản phẩm của làng nghề tiếp cận đông đảo khách hàng từ khắp mọi miền đất nước.
Hình thành khu dịch vụ may comple, veston tập trung tại Vân Từ
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng, xã Vân Từ đã quy hoạch và phát triển khu dịch vụ may mặc tập trung. Nơi đây hội tụ hàng trăm nhà may chuyên nghiệp, tạo thành một trung tâm sản xuất và giao dịch comple, veston sôi động, khẳng định vị thế của làng nghề trên bản đồ thời trang Việt Nam.
Chiêm ngưỡng làng nghề may Vân Từ trên nền tảng số
Không chỉ dừng lại ở việc gìn giữ và phát huy nghề may truyền thống, làng nghề Vân Từ đang từng bước chuyển mình mạnh mẽ trong thời đại số. Thông qua việc ứng dụng công nghệ thực tế ảo, các giá trị văn hóa và tinh hoa làng nghề được lan tỏa đến đông đảo du khách trong và ngoài nước. YooLife – nền tảng mạng xã hội thực tế ảo tiên phong đã tái hiện sống động hình ảnh làng nghề may Vân Từ trên không gian số, mang đến một trải nghiệm du lịch mới mẻ và khác biệt.
Nằm trong tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long – Hà Nội”, làng Cựu
Tham quan ảo 360 độ: Trọn vẹn từng góc nhìn làng nghề
Chỉ với một chiếc điện thoại thông minh hoặc máy tính, du khách có thể “đi dạo” qua từng con đường rợp bóng cây, từng xưởng may thủ công truyền thống của làng nghề Vân Từ. Công nghệ tham quan ảo 360 độ mang lại trải nghiệm sống động như thật, giúp người xem cảm nhận rõ nét vẻ đẹp cổ kính, bình dị của làng nghề mà không cần phải di chuyển. Mỗi điểm tham quan đều được chú thích rõ ràng, dễ dàng định hướng và khám phá theo sở thích cá nhân.

Tham quan ảo 360 độ: Trọn vẹn từng góc nhìn làng nghề
Tương tác trực tiếp trên màn hình
Một điểm sáng nổi bật khác khi tham quan làng nghề may Vân Từ trên nền tảng số chính là tính năng tương tác trực tiếp trên màn hình. Người dùng có thể tự do nhấp chọn vào từng khu vực, từng xưởng may hoặc từng sản phẩm veston để xem thêm thông tin chi tiết, ảnh cận cảnh, video quy trình sản xuất hay giới thiệu về nghệ nhân phụ trách.
Ngoài ra, khi tham quan ảo 360 độ, du khách còn có thể:
- Phóng to, thu nhỏ từng chi tiết trong không gian xưởng may
- Xem thông tin sản phẩm ngay tại điểm như: chất liệu, kiểu dáng, phong cách thiết kế
- Lựa chọn điểm đến kế tiếp tùy theo sở thích cá nhân, tạo nên hành trình trải nghiệm riêng biệt.
Tìm hiểu quy trình may comple, veston
Nền tảng số mang tới bộ sưu tập hình ảnh, video chuyên sâu về từng công đoạn sản xuất comple, veston tại Vân Từ. Từ việc chọn lựa vải vóc, cắt may thủ công đến từng đường kim mũi chỉ hoàn thiện sản phẩm, du khách được chứng kiến sự công phu, tinh tế trong từng chi tiết. Qua đó, người xem không chỉ hiểu hơn về giá trị của một bộ veston truyền thống mà còn trân trọng hơn tay nghề của những người thợ làng nghề.
Kết nối dễ dàng, trải nghiệm thực tế
Thông qua ứng dụng YooLife, du khách có thể lựa chọn tham gia các tour trải nghiệm may đo veston, học thử những kỹ thuật cắt may cơ bản. Hoặc thử mặc các mẫu comple, veston truyền thống ngay tại xưởng may. Đây là cơ hội tuyệt vời để du khách cảm nhận chân thực về nghề may và văn hóa làng nghề Vân Từ.

Du khách có thể lựa chọn tham gia các tour trải nghiệm may đo veston, học thử những kỹ thuật cắt may cơ bản
Đưa tinh hoa nghề may đến gần hơn
Không cần tới tận nơi, người tiêu dùng có thể dễ dàng chọn mua các sản phẩm veston thủ công chính hiệu của làng nghề thông qua các gian hàng trực tuyến. Các sản phẩm được giới thiệu đầy đủ thông tin về chất liệu, kỹ thuật may, kích cỡ và có hỗ trợ tư vấn trực tiếp. Với dịch vụ giao hàng tận nơi, những bộ veston đậm chất truyền thống, chất lượng cao của Vân Từ sẽ nhanh chóng đến tay khách hàng trên khắp mọi miền đất nước.
Giao lưu cùng nghệ nhân – Kết nối cảm xúc và lan tỏa đam mê
Một điểm nhấn đặc biệt trong trải nghiệm số hóa là các chương trình livestream, talkshow trực tuyến với sự tham gia của các nghệ nhân lâu năm. Du khách không chỉ lắng nghe những chia sẻ về bí quyết nghề nghiệp. Quá trình giữ nghề qua nhiều thế hệ mà còn có cơ hội tương tác trực tiếp với các nghệ nhân. Những buổi giao lưu này giúp gắn kết du khách với làng nghề, khơi gợi niềm yêu thích và sự trân trọng dành cho các giá trị văn hóa truyền thống.
Nguồn: VRPLUS