Làng lụa Vạn Phúc từ lâu đã nổi tiếng là một trong những làng nghề dệt lụa lâu đời nhất tại Việt Nam. Với hơn 1000 năm hình thành và phát triển, làng lụa Vạn Phúc không chỉ là niềm tự hào của của người dân Hà Thành mà còn ghi dấu ấn với du khách bởi vẻ đẹp tinh xảo và đậm chất truyền thống. Ngày nay, làng nghề trăm tuổi này được tái hiện sống động trên nền tảng số, mang đến trải nghiệm mới mẻ, kết nối di sản với công nghệ hiện đại.
Table of Contents
ToggleLàng lụa Vạn Phúc tọa lạc ở đâu?
Làng lụa Vạn Phúc tọa lạc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10km. Lụa Vạn Phúc làng nghề truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, nổi tiếng với kỹ thuật dệt lụa tơ tằm thủ công tinh xảo, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Lụa Vạn Phúc làng nghề truyền thống lâu đời nhất Việt Nam, nổi tiếng với kỹ thuật dệt lụa tơ tằm thủ công tinh xảo, góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Hiện nay, làng nghề có khoảng 800 hộ dân sinh sống, trong đó có hơn 60% gắn bó với nghề dệt lụa. Những sản phẩm lụa Vạn Phúc được đánh giá cao nhờ chất lượng mềm mại, độ bền cao và hoa văn tinh tế, mang đậm văn hóa Việt.
Lịch sử hình thành làng lụa Vạn Phúc Hà Đông
Làng lụa Vạn Phúc, trước kia có tên là làng lụa Vạn Bảo đã được đổi thành Vạn Phúc trong thời nhà Nguyễn do kiêng húy triều đình. Với về dày lịch sử hàng nghìn năm, nơi đây không chỉ nổi tiếng với nghề dệt truyền thống mà còn góp phần vào quá trình phát triển văn hóa – kinh tế của triều đại Việt Nam.
Thế kỷ X – XI (Thời Đinh – Tiền Lê)
Truyền thuyết kể rằng bà Ả Lã Đê Nương – người được tôn vinh là bà tổ nghề dệt đã truyền nghề cho dân làng, đặt nền móng cho sự hình thành của làng nghề Vạn Phúc.
Thế kỷ XI – XIV (Thời Lý – Trần)
Nghề dệt ở Vạn Phúc bước vào thời kỳ hưng thịnh. Lụa Vạn Phúc được ưa chuộng trong hoàng cung và giới quý tộc, trở thành biểu tượng của sự sang trọng và đẳng cấp.
Thế kỷ XV – XIX (Thời Lê – Nguyễn)
Lụa Vạn Phúc được ghi nhận trong nhiều tài liệu cổ là mặt hàng cao cấp, thường xuyên được sử dụng trong trang phục triều đình.
Từ năm 1931 – 1932
Năm 1931 lần đầu tiên, lụa Vạn Phúc được giới thiệu tại Hội chợ Marseille (Pháp) và gây được tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Đến 1932 sản phẩm tiếp tục xuất hiện tại Hội chợ Paris, nơi nó được đánh giá là một trong những loại vải tinh xảo hàng đầu Đông Dương.
Giai đoạn 1958 – 1990
Lụa Vạn Phúc chủ yếu phục vụ nhu cầu xuất khẩu sang thị trường Đông Âu, góp phần tạo nguồn thu cho nền kinh tế quốc dân. Năm 1990 làng nghề mở rộng thị trường, xuất khẩu lụa đến nhiều quốc gia. Phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước với đa dạng mẫu mã.
Năm 2009
Làng lụa Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt hoạt động, cung cấp nhiều dòng sản phẩm từ lụa truyền thống đến các mẫu lụa cao cấp như: Vân Quế, Hồng diệp, Vân lưỡng long song phượng… phục vụ cả thị trường nội địa và quốc tế.
Với bề dày lịch sử và kỹ thuật dệt tinh xảo, làng lụa Vạn Phúc ngày nay vẫn giữ vững vị thế là một trong những biểu tượng tiêu biểu của làng nghề truyền thống Việt Nam.
Làng lụa Vạn Phúc có gì thu hút khách du lịch?
Không chỉ nổi tiếng với nghề dệt lụa thủ công truyền thống, lụa Vạn Phúc còn thu hút du khách bởi không gian mang đậm văn hóa làng quê Bắc Bộ. Từ kiến trúc, cảnh quan đến các hoạt động văn hóa – du lịch đặc sắc.
Cổng làng lụa Vạn Phúc – Biểu tượng truyền thống
Ngay từ cổng vào, du khách sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp xưa với thiết kế cổng làng theo phong cách cổ truyền. Mái đình cong vút, họa tiết khắc tinh xảo cùng dòng chữ “Làng lụa Vạn Phúc” nổi bật tạo nên ấn tượng đầu tiên đầy trang trọng và thiêng liêng cho bất cứ ai đặt chân đến.

Cổng làng lụa Vạn Phúc – Biểu tượng truyền thống
Con đường ô rực rỡ mùa sắc – Địa điểm sống ảo cực mê
Một trong những góc sống ảo nổi bật ở Vạn Phúc chính là con đường ô nhiều màu sắc. Hàng trăm chiếc ô treo lơ lửng trên cao tạo nên khủng vừa thơ mộng, vừa rực rỡ thu hút nhiều bạn trẻ và du khách đến chụp ảnh, check in mỗi ngày.
Những gian hàng lụa thủ công tinh xảo
Dọc theo các lối đi trong làng là hàng loạt gian hàng bày bán lụa tơ tằm Vạn Phúc chính hiệu. Tại đây, du khách có thể tìm thấy đủ loại sản phẩm từ vải lụa, áo dài, khăn lụa đến các phụ kiện dệt tay. Mỗi tấm lụa đều mang dấu ấn thủ công được dệt bằng tay từ những nghệ nhân lành nghề, đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ cao.

Dọc theo các lối đi trong làng là hàng loạt gian hàng bày bán lụa tơ tằm Vạn Phúc chính hiệu
Bức tường bích họa độc đáo về làng nghề
Làng lụa Vạn Phúc sở hữu bức tường bích họa nghệ thuật độc đáo, tái hiện sinh động khung cảnh làng nghề xưa. Các bức tranh trên tường kể lại câu chuyện về lịch sử dệt lụa, đời sống thường nhật và các giá trị văn hóa truyền thống của người dân Vạn Phúc mang đến cho du khách góc nhìn gần gũi và chân thực.
Đình làng Vạn Phúc – Nơi lưu giữ hồn làng
Nằm giữa trung tâm làng nghề, đình làng Vạn Phúc là không gian linh thiêng thờ Thành hoàng làng – người có công khai khẩn và truyền nghề cho dân làng. Với kiến trúc cổ kính, mái ngói rêu phong, cột gỗ lớn và những bức hoành phi câu đối chạm khắc công phu, đình làng là nơi diễn ra nhiều lễ hội văn hóa, cũng là điểm tham quan giàu ý nghĩa tâm linh dành cho du khách.
Làng lụa Vạn Phúc – Tái hiện không gian sống động trên nền tảng số
Giữa dòng chảy hiện đại, việc bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản không chỉ dừng ở không gian vật lý. Với sự phát triển của công nghệ số, những làng nghề truyền thống như Vạn Phúc đang được “hồi sinh” mạnh mẽ theo cách hoàn toàn mới.
YooLife – mạng xã hội thực tế ảo tiên phong trong việc số hóa di sản, đưa làng lụa Vạn Phúc bước vào không gian số, giúp hàng triệu người có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của làng nghề dù không cần đến tận nơi.
Trải nghiệm không gian VR360 – Tham quan mọi lúc, mọi nơi
Với công nghệ VR cho phép người xem chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian làng lụa Vạn Phúc chân thực như đời thực. Người xem có thể xoay 360 độ để ngắm từng góc nhỏ, từ cổng làng cổ kính, con đường ô sắc màu, các xưởng dệt đến đình làng linh thiêng. Từng điểm chạm trong không gian VR360 được gắn nội dung tương tác, bao gồm hình ảnh, mô tả, video giới thiệu giúp người dùng không chỉ xem mà còn hiểu và cảm về từng chi tiết tại làng lụa.

Trải nghiệm không gian VR360 – Tham quan mọi lúc, mọi nơi
Công nghệ 3D mô phỏng chân thực – sinh động
Người dùng có thể tự do di chuyển trong không gian làng lụa bằng công nghệ 3D, quan sát từng góc nhỏ như: Cổng làng, đình làng, bức tường bích họa hay con đường ô sắc màu. Từng chi tiết đều được dựng hình cẩn thận, đảm bảo tái hiện không gian đúng với thực tế, mang lại cảm giác chân thực như đang có mặt tại làng nghề.
Chú thích thông tin chi tiết ngay trong không gian số
Khi chiêm ngưỡng từng điểm trong làng, người dùng có thể chạm vào từng biểu tượng thông tin mở ra những đoạn giới thiệu, tư liệu, hình ảnh, video liên quan đến từng khu vực. Từ cổng làng, xưởng dệt đến các sản phẩm lụa – Tất cả đều có nội dung tương tác phong phú, phục vụ nhu cầu khám phá và học hỏi.
Khám phá quy trình dệt lụa qua video hướng dẫn
Không chỉ chiêm ngưỡng, YooLife còn cung cấp các video hướng dẫn quy trình dệt lụa truyền thống. Từ ươm tơ, se sợi, nhuộm màu đến dệt thành phẩm. Đây chính là giáo dục trực quan lý tưởng cho học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu và du khách muốn tìm hiểu về nghề dệt. Đây chính là công cụ trực quan cho học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu và du khách muốn tìm hiểu sâu về nghề dệt.

Khám phá quy trình dệt lụa qua video hướng dẫn
Mua sắm lụa truyền thống ngay trong không gian ảo
YooLife tích hợp chức năng thương mại điện tử, cho phép người dùng mua lụa Vạn Phúc chính hãng từ các gian hàng mô phỏng. Mỗi sản phẩm đều có mô tả chi tiết, hình ảnh sắc nét, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng – giúp lan tỏa giá trị làng nghề và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống.
Làng lụa Vạn Phúc không chỉ là cái nôi của nghề dệt lụa truyền thống mà còn là minh chứng sống động cho sự kết hợp hài hòa giữa di sản và công nghệ hiện đại. Với ứng dụng YooLife, không gian làng nghề hàng nghìn năm được tái hiện sinh động và gần gũi, mở ra cơ hội trải nghiệm cho mọi người ở khắp nơi.