Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5) hàng năm là dịp để cả thế giới tôn vinh những “người giữ lửa” của lịch sử và văn hóa. Năm nay, kỷ niệm 48 năm sự kiện ý nghĩa này (18/5/1977 – 18/5/2025), đồng thời hướng tới tương lai của bảo tàng trong bối cảnh xã hội đang thay đổi nhanh chóng.
Table of Contents
ToggleNgày Quốc tế Bảo tàng – 48 năm tôn vinh di sản, đổi mới và kết nối cộng đồng
Ngày 18/5 được chọn làm Ngày Quốc tế Bảo tàng từ năm 1977, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) tổ chức tại Lê-nin-grát (nay là Xanh Pê-téc-bua, Nga) theo đề xuất của nước chủ nhà.
Với phương châm: “Bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ và bảo tồn những giá trị vật chất, tinh thần của nhân loại mà còn phải trở thành không gian năng động, góp phần vào sự phát triển bền vững của từng quốc gia, dân tộc và tiến bộ toàn cầu,” từ năm 1992, ICOM đã chọn ra một chủ đề hàng năm để các bảo tàng trên khắp thế giới cùng nhau hưởng ứng và hành động.
Năm 2025, chủ đề Ngày Quốc tế Bảo tàng là “Tương lai của bảo tàng trong các cộng đồng đang thay đổi nhanh chóng,” đặt ra câu hỏi cấp bách: bảo tàng cần làm gì để thích nghi và phát triển trong bối cảnh xã hội, công nghệ và văn hóa liên tục biến đổi từng ngày?

Kỷ niệm ngày Quốc tế Bảo tàng 2025;
Nguồn: dsvh.gov.vn
Hướng đến tương lai: Ba trụ cột phát triển bền vững cho bảo tàng
Kỷ niệm 48 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng, Hội đồng Bảo tàng Quốc tế (ICOM) kêu gọi các bảo tàng trên toàn thế giới cùng hành động vì mục tiêu phát triển bền vững, khẳng định vai trò thiết yếu của bảo tàng trong việc đồng hành cùng cộng đồng vượt qua những biến động của thời đại. Theo đó, ba trụ cột chính được xác định rõ ràng như sau:
Thúc đẩy kinh tế địa phương và trao quyền cho cộng đồng
Bảo tàng không chỉ gìn giữ quá khứ mà còn góp phần kiến tạo tương lai cho cộng đồng nơi nó hiện diện.
- Chủ động tạo ra cơ hội việc làm thông qua các hoạt động trưng bày, hướng dẫn viên, bán hàng lưu niệm…
- Tổ chức các chương trình giáo dục và đào tạo, giúp cộng đồng nâng cao kỹ năng, hiểu biết và tiếp cận các giá trị di sản.
- Khơi dậy niềm tự hào về văn hóa dân tộc và tinh thần trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy di sản văn hóa – lịch sử.
Thúc đẩy đổi mới sáng tạo và tăng cường khả năng tiếp cận
Trong thế giới kết nối và số hóa, bảo tàng cần liên tục đổi mới để không đứng ngoài cuộc cách mạng trải nghiệm. Việc tích hợp công nghệ và thiết kế không gian cởi mở giúp bảo tàng trở thành điểm đến thân thiện, sáng tạo và dễ tiếp cận cho mọi nhóm đối tượng.
- Ứng dụng công nghệ mới như thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), mã QR… để tăng tính tương tác và chiều sâu thông tin cho khách tham quan.
- Xây dựng các không gian trưng bày linh hoạt, dễ tiếp cận cho người khuyết tật, trẻ em, người cao tuổi.
- Khuyến khích cộng đồng tham gia các hoạt động sáng tạo tại bảo tàng, như workshop, trưng bày nghệ thuật cộng đồng, trình diễn
- số hóa…
Góp phần phát triển đô thị bền vững
Trong vai trò là trung tâm văn hóa – giáo dục – sáng tạo, bảo tàng giúp nâng cao chất lượng sống và củng cố sự gắn kết xã hội.
- Định vị bảo tàng như trung tâm văn hóa cộng đồng, nơi diễn ra các hoạt động giao lưu, sáng tạo và giáo dục thường xuyên.
- Tham gia vào việc bảo tồn các công trình, cảnh quan văn hóa – lịch sử trong khu vực đô thị hóa.
- Góp phần xây dựng những thành phố thông minh, sáng tạo và phát triển bền vững thông qua các sáng kiến liên kết di sản với công nghệ và quy hoạch đô thị.

Ba trụ cột phát triển bền vững cho bảo tàng
Trải nghiệm bảo tàng số: Không giới hạn không gian và thời gian
Để hòa chung không khí kỷ niệm, YooLife – nền tảng mạng xã hội thực tế ảo“Make in Vietnam”, đã mang đến một “làn gió mới” cho bảo tàng truyền thống. Bằng cách ứng dụng công nghệ, YooLife tái hiện những không gian văn hóa sống động mở ra một hành trình khám phá di sản đầy mới mẻ và hấp dẫn.
Bảo tàng số “Bác Hồ với Thanh niên” – Hành Trình Gieo Mầm Lý Tưởng
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành tình cảm và kỳ vọng lớn lao cho thế hệ trẻ. Bảo tàng số “Bác Hồ với Thanh niên” trên YooLife tái hiện mối quan hệ thiêng liêng ấy qua:
- Những lời căn dặn, bức thư, hình ảnh xúc động giữa Bác và thanh niên các thời kỳ.
- Không gian trưng bày ảo tái hiện những phong trào thanh niên tiêu biểu như “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, “Thanh niên lập nghiệp, giữ nước”.
- Góc tương tác truyền cảm hứng, nơi người trẻ có thể gửi lời hứa, chia sẻ hành động noi gương Bác, từ đó thắp sáng lý tưởng sống, khơi nguồn trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam – Ký Ức Vàng Son Của Dân Tộc
Với hàng ngàn hiện vật từ thời kháng chiến đến hiện đại, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam là nơi lưu giữ những dấu ấn hào hùng của dân tộc qua các cuộc chiến. Trên nền tảng YooLife, không gian này được phục dựng dưới dạng 3D sống động, cho phép người xem:
- Khám phá vũ khí, trang phục, hình ảnh và tư liệu lịch sử dưới mọi góc nhìn
- Tìm hiểu các chiến dịch nổi bật như Điện Biên Phủ, Tổng tiến công Mậu Thân 1968… qua mô phỏng chiến trường bằng công nghệ thực tế ảo
- Trải nghiệm hành trình giáo dục lịch sử bằng công nghệ, giúp thế hệ trẻ hiểu – cảm – tự hào về lịch sử dân tộc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh – Hành Trình Số Hóa Di Sản Vĩ Đại
YooLife đã tái hiện chân thực hình ảnh cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh – vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc. Không gian ảo của Bảo tàng Hồ Chí Minh trên YooLife mang đến cho người xem trải nghiệm đầy xúc động và sâu sắc.
Từ chiếc bàn làm việc giản dị, những hiện vật gắn liền với hành trình cách mạng đến các thước phim tư liệu quý giá, tất cả đều được số hóa bằng công nghệ hiện đại tạo nên một hành trình tri ân trọn vẹn và ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh của Người (19/5/1890 – 19/5/2025).
Bảo tàng Công binh – Dấu Ấn Thầm Lặng Sau Mỗi Chiến Công
Lặng lẽ nhưng không kém phần anh hùng, lực lượng Công binh đã góp phần quan trọng trong mọi giai đoạn chiến tranh và xây dựng đất nước. Trên nền tảng YooLife, không gian số của Bảo tàng Công binh giúp người xem:
- Khám phá những thiết bị phá bom mìn, công trình chiến lược, cầu phao huyền thoại qua hình ảnh số hóa chi tiết.
- Trải nghiệm quy trình tháo gỡ bom mìn hay dựng cầu dã chiến bằng mô phỏng tương tác 3D sống động.
- Hiểu thêm về vai trò đặc biệt của Công binh trong xây dựng hạ tầng quốc phòng và phát triển kinh tế thời bình – một mặt trận không tiếng súng nhưng đầy hiểm nguy và cống hiến.
Kỷ niệm 48 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng là dịp để tôn vinh di sản và khẳng định vai trò sống động của bảo tàng trong thời đại mới. Đây cũng là bước khởi đầu cho hành trình đổi mới, kết nối và phát triển bền vững trong tương lai