Dự án Aus4Innovation UTS Rapido Vietnam: Công nghiệp 4.0 cho hệ thống nước bền vững
Trường Đại học Công nghệ – ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Trường Đại học Công nghệ Sydney (Úc) tổ chức Lễ khởi động dự án “Hệ thống nước bền vững áp dụng, Công nghệ 4.0 nhằm xây dựng các cộng đồng bền vững tại đồng bằng Sông Hồng và Phú Yên” thuộc Chương trình đổi mới sáng tạo Aus4Innovation giữa Chính phủ Úc và Việt Nam thực hiện.
Dự án được tài trợ bởi chương trình Aus4Innovation của Chính phủ Úc với kinh phí được tài trợ là một triệu đô la Úc
Công ty Song Nam được vinh dự là 01 trong những đối tác tham gia dự án khi cung cấp các hệ thống đo lường chất lượng nước với các chỉ số quan trọng như đo pH, đo TSS, đo DO, đo độ dẫn, đo Ammonium, các thông tin được truyền về và hiển thị theo thời gian thực tại trạm quan trắc.
Lễ khởi động dự án “Hệ thống nước bền vững áp dụng, Công nghệ 4.0 nhằm xây dựng các cộng đồng bền vững tại đồng bằng Sông Hồng và Phú Yên” với sự tham gia của Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Song Nam.
Mục tiêu dự án ứng dụng công nghệ 4.0 phát triển hệ thống giám sát chất lượng nguồn nước nuôi trồng thủy sản khắp Việt Nam, nhằm xây dựng các cộng đồng phát triển bền vững ở Đồng bằng sông Hồng và các khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển
Trạm quan trắc môi trường biển hỗ trợ IoT đầu tiên trên vịnh Xuân Đại, tỉnh Phú Yên được hoàn thành vào tháng 3/2020
Trạm giám sát sử dụng các thiết kế và công nghệ mới nhất về robot, Internet of Things (IoT), phân tích dữ liệu và cơ điện tử. Hệ thống sẽ thu thập mẫu thử nước biển cứ sau năm phút/lần, độ trễ xử lý là 0,5 giây. Các chỉ số quan trắc gồm nhiệt độ, độ pH, hàm lượng ô xy hoàn tan, độ mặn và độ trong của nước.
Hệ thống được thiết kế để có thể chịu được các cơn bão nhiệt đới và các điều kiện khắc nghiệt của môi trường nước biển. Các bộ phận cơ khí tự động tiên tiến được áp dụng cho quá trình bảo trì để làm gia tăng tuổi thọ của các bộ cảm biến. Đối với những vị trí có kết nối 3/4G không ổn định, hệ thống sẽ sử dụng phương thức kết nối “multi-hop IoT” để truyền dữ liệu.
Đây là một trong những hệ thống quan trắc môi trường biển đầu tiên ở Việt Nam, và cũng thuộc số ít hệ thống trên thế giới có thể có thể theo dõi các chỉ số về môi trường biển theo thời gian thực, trong những điều kiện khắc nghiệt của môi trường, và thường xuyên bị bão biển.
Các hệ thống giám sát này sẽ hỗ trợ chính quyền địa phương như Phú Yên xây dựng chính sách lập kế hoạch và quản lý nuôi trồng thủy sản một cách bền vững và bảo vệ chất lượng môi trường vịnh để hỗ trợ ngành du lịch đang phát triển.