Đình Văn Nội thuộc địa phận phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà Nội. Cùng YooLife tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa tâm linh, tham quan trên nền tảng số.
Table of Contents
Toggle1. Lược sử Đình Văn Nội
Đình Văn Nội ở vị trí 65 đường Văn Nội, Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội có từ cuối thế kỷ XVI. Cách Ga Hà Nội: 16km (hướng 8h). Trạm bus lân cận: Đại Học Đại Nam.
Đình thờ thành hoàng: Đổng Xá đại vương Chu Bá, một vị tướng thời Hai Bà Trưng. Trong sử sách có ghi Chu Bá sinh ra ở trang Phú Thịnh, quận Cửu Chân. Khi trưởng thành, ngài là một trong các vị tướng đã cùng Hai Bà Trưng tham gia hội thề ở Hát Môn, nổi dậy đuổi thái thú Tô Định và giải phóng 65 thành trì đất Việt. Trưng Trắc lên ngôi vua, ngài được phong tước “Cừ Súy Dực Bảo Tướng Quân”.
Năm 43, Mã Viện dẫn 2 vạn quân Đông Hán tiến sang, mở đầu cho cuộc đàn áp phong trào khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Theo truyền thuyết, Hai Bà Trưng sau khi thất thế đã tự vẫn ngày 8 tháng 3 âm lịch tại Cấm Khê. Sau sự kiện bi thương này, tướng Chu Bá lui quân dọc theo sông Đáy về phía Nam nhằm bảo toàn lực lượng và tiếp tục kháng cự.
Cuối năm ấy, Mã Viện tập trung lực lượng bao vây căn cứ Dư Phát và một trận quyết chiến đã xảy ra ở vùng núi Trịnh (Thiệu Hóa). Trong hoàn cảnh cô lập, lực lượng ít ỏi và bị quân địch áp đảo, tướng Chu Bá buộc phải rút quân về khu vực đầm rừng, sau đó đóng đồn ở trang Thắng Lãm. Tuy nhiên, quân giặc vẫn tiếp tục truy kích. Tướng Chu Bá chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và anh dũng hy sinh vào ngày 10 tháng 10 âm lịch.
Thi hài Chu Bá được nhân dân mai táng tại cánh đồng địa phương. Nhớ ơn công lao của ngài, dân làng Văn Nội lập đền thờ và tôn ngài làm thành hoàng làng.
Vào thời vua Lê Đại Hành, khi thân chinh đánh giặc, nhà vua đã hành quân qua vùng đất Văn Nội. Tại đây, ngài dừng chân để thực hiện nghi lễ cầu đảo, mong thần linh phù trợ. Vua Lê Đại Hành đã được thần âm phù, giúp quân ta giành thắng lợi vang dội. Sau khi khải hoàn trở về, nhà vua ban thưởng 10 hốt vàng kim cho nhân dân địa phương, dùng để tu sửa đình làng và giữ gìn hương hoả ngàn đời. Đồng thời, vua cũng ban tặng mỹ tự “Bảo Quốc Khang Dân” như một lời khẳng định công lao của thần linh và vai trò của ngôi đình trong đời sống tâm linh.
Cuối năm 1983, dân làng đào đất ở xứ đồng Ao Phủ Thờ của Văn Nội tình cờ thấy có nhiều cổ vật quý. Tới năm 1984, một đoàn khảo cổ học về khai quật và đã thu được một số mộ thuyền, hiện vật bằng đá, đất nung và các binh khí bằng đồng. Năm 2001, một trống đồng loại Heger I có niên đại trước công nguyên đã được phát hiện tại xứ đồng Ma Chằm, cách đình khoảng 200m.
2. Hạng mục kiến trúc công trình
Đình Văn Nội tọa lạc trên một khu đất cao, nằm ngay trung tâm làng Văn Nội. Khuôn viên đình được bao bọc bởi tường rào, tuy ngày nay chỉ còn lại vài cây cổ thụ tạo bóng mát.
Đình quay về hướng Tây, cổng được xây theo kiểu nghi môn truyền thống, gồm 2 cửa phụ hai tầng, 8 mái lợp ngói ống giả. Cửa chính có 2 trụ biểu lớn, thân trụ khắc câu đối chữ Hán tinh xảo, thể hiện những giá trị thẩm mỹ và triết lý văn hóa. Hai bên cửa chính là bức tường được trang trí bằng phù điêu hình voi và các linh thú, biểu tượng của sức mạnh và sự linh thiêng.
Sau cổng đình là một sân gạch rộng, hai bên có nhà tả hữu vu 3 gian, ở giữa là toà đại bái 5 gian. Cung cấm sâu 3 gian dọc, kết nối với đại bái theo hình chữ Đinh. Phía bên tả đình có miếu thờ Hồ chủ tịch nằm dưới gốc cây bồ đề, trước miếu là sân gạch. Dáng dấp đình mang phong cách nghệ thuật kiến trúc thời Nguyễn muộn, tất cả đều đã được xây lại vào cuối thế kỷ XX và đầu TK XXI.
3. Di sản Đình Văn Nội
Tổng cộng đã có 33 đạo sắc phong tặng cho thành hoàng làng của các triều đại Việt Nam. Theo thần phả trong đình, được soạn bởi Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính vào năm Hồng Phúc nguyên niên (1572), vị thần được thờ trong đình Văn Nội đã âm phù vua Lê Đại Hành trong chiến dịch phạt Tống, bình Chiêm vào năm 981. Nhờ sự phù trợ linh thiêng, vua Lê Đại Hành giành được chiến thắng lớn.
Để tỏ lòng biết ơn, nhà vua đã ban thưởng 10 hốt vàng để nhân dân Văn Nội xây dựng đình làng làm nơi thờ phụng thần linh. Ngoài ra, ngài được triều đình gia phong nhiều mỹ tự cao quý như “Tá Thánh Hộ Quốc”, “Bảo Cảnh Khang Dân Tối Linh Thần”…
Hàng năm, ngày 11 tháng Giêng âm lịch là dịp mở hội đình Văn Nội, diễn ra các nghi thức truyền thống: Mở đầu là lễ phụng nghênh nhà thánh, sau đó là lễ rước kiệu và lễ xuất quân. Những nghi thức này tái hiện các sự kiện lịch sử, bày tỏ lòng tri ân với các bậc tiền nhân và thần linh.
Ngày 12 tháng Giêng: Lễ hội kết thúc bằng lễ khao quân, giã đám. Nghi thức quan trọng nhất trong ngày là lễ rước mã thờ và ngọn lửa thiêng từ đình xuống lăng mộ Chu Bá để hóa mã. Dân làng và du khách dùng mồi lửa, đèn dầu, hương, nến… để đem ngọn lửa thiêng về thắp lên ban thờ của nhà mình.
Đến tháng 2, tổ chức lễ mừng sinh nhật của Chu cừ suý từ ngày 20 đến 22 âm lịch. Tiếp đến là “ngày hiện Thần” vào mùng 10 tháng 5 âm lịch. Cuối cùng là “ngày hóa Thần” vào mùng 10 tháng 10 âm lịch.
Trong thời kỳ tổng khởi nghĩa giành chính quyền, tại di tích này đã diễn ra mít tinh, biểu tình, thành lập Uỷ ban Cách mạng lâm thời. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, đình Văn Nội là nơi sơ tán của Tổng cục Hậu cần và đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm và nói chuyện với chiến sĩ và nhân dân.
Đình đã được Bộ Văn hoá và Thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 1986.
3. Tham quan Đình Văn Nội trên nền tảng YooLife
YooLife là nền tảng khám phá di sản và văn hóa số hiện đại, mang đến cơ hội trải nghiệm tham quan Đình Văn Nội một cách sống động, dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Với sự kết hợp giữa công nghệ thực tế ảo (VR) và giá trị lịch sử, YooLife tái hiện toàn cảnh kiến trúc và lịch sử độc đáo của ngôi đình, giúp người xem hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và tâm linh nơi đây.
Với tính năng thuyết minh tự động, YooLife dẫn dắt người tham quan qua những dấu mốc lịch sử quan trọng của đình Văn Nội:
- Vai trò của đình trong các cuộc kháng chiến thời Lê Đại Hành.
- Sự kiện triều đình ban tặng 33 đạo sắc phong và mỹ tự cho thành hoàng làng.
- Các nghi lễ truyền thống trong lễ hội đình diễn ra hàng năm.
YooLife tái hiện toàn bộ lễ hội đình Văn Nội, từ lễ phụng nghênh nhà thánh, lễ rước kiệu, đến lễ rước ngọn lửa thiêng xuống lăng mộ Chu Bá.
Bên cạnh đình Văn Nội, YooLife còn tái hiện nhiều không gian lịch sử và tâm linh khác. Một số không gian lịch sử, tâm linh nổi bật trên YooLife: Chùa Hà, Đình Quan Nhân, Đình Cự Chính, Chùa Vạn Phúc, Miếu Vạn Phúc, Đình Vạn Phúc,…