Đình Hào Nam là một trong những công trình văn hóa lâu đời và giàu giá trị lịch sử của Hà Nội, đã thu hút sự quan tâm của nhiều người yêu thích di sản. Hãy cùng YooLife khám phá những thông tin thú vị về địa danh này để hiểu rõ hơn về nét đẹp văn hóa và truyền thống của vùng đất Thăng Long ngàn năm văn hiến.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu đôi nét về Đình Hào Nam
Đình Hào Nam, tọa lạc tại ngõ 29 Vũ Thạnh, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội, là một di tích lịch sử – kiến trúc nghệ thuật quốc gia và di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.
Nơi đây không chỉ là một công trình kiến trúc độc đáo mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quan trọng của dân tộc. Đình thờ hai vị thành hoàng làng là Linh Lang đại vương và Hoàng Phúc Trung, bên cạnh còn có đền thờ Thủy Tinh công chúa.
Trải qua bao năm Đình Hào Nam vẫn giữ được nét cổ kính, trầm mặc, trở thành một điểm đến văn hóa tâm linh đặc sắc. Là nơi thờ Thành Hoàng làng – Đức Thánh Linh Lang Đại Vương, ngôi đình mang trong mình những câu chuyện hào hùng về lịch sử, ghi dấu lòng trung nghĩa của một vị tướng tài ba thời nhà Lý.
Đình Hào Nam thờ Linh Lang đại vương, thành hoàng làng. Theo ngọc phả, ngài là một trong các hoàng tử của vua Lý Thái Tông. Năm 1077 ngài tham gia cuộc kháng chiến chống quân Tống và lập chiến công, sau khi mất ở tuổi 22 được phong là thượng đẳng tối linh thần. Vua sai lập nhiều đền, miếu thờ ngài ở trại Thủ Lệ tức đền Voi Phục (trên nền nhà mẹ), tại làng Bồng Lai (quê hương mẹ) và các làng Đại Quan, Hào Nam.
Trong đình còn thờ ngài Hoàng Quý Công (Hoàng Phúc Trung) – người gốc làng Lệ Mật, có công lập ra Thập Tam Trại mà Hào Nam là một trong số đó. Đền Hào Nam hay đền Nhà Bà, thờ Vạn Ngọc Thủy Tinh công chúa, có nơi gọi là Bảo Hoa công chúa.
Kiến trúc di sản Đình Hào Nam
Đình Hào Nam là một công trình kiến trúc cổ mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Ngôi đình được xây dựng với bố cục cân đối, hài hòa, bao gồm các hạng mục chính như Tiền tế, Hậu cung và nhà Tả Hữu mạc.
Trước đây được bao quanh bởi nhiều hồ ao, từng là một địa điểm lịch sử quan trọng trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Nơi đây từng đặt trụ sở của Liên khu III và Khu ủy Văn Miếu, đóng vai trò là nơi cất giấu vũ khí, tài liệu và tập trung cán bộ hoạt động nội thành. Tại đền Nhà Bà, ngoài ban thờ Mẫu được lập thêm về sau, vẫn còn lưu giữ dấu tích của hai căn hầm bí mật. Ngày 3-2-1994, đình và đền được Bộ Văn hóa và Thông tin xếp hạng Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật quốc gia. Đến đầu năm 2009, UBND thành phố Hà Nội tiếp tục công nhận nơi đây là Di tích lịch sử cách mạng kháng chiến.
Đình Hào Nam nằm trong khuôn viên rộng rãi, nổi bật với cổng đình mang phong cách nghi môn, hai bên có tượng Voi phục và Hộ pháp. Bên trong, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những bức hoành phi, đại tự, cửa võng được sơn son thếp vàng rực rỡ, cùng các đồ thờ tự giá trị như bát bửu, chiêng trống. Kiến trúc đình thể hiện rõ nét phong cách thời Nguyễn, với các chi tiết chạm khắc tinh xảo, bao gồm hình tượng tứ linh trên bộ vì và bức phù điêu cá chép hóa rồng độc đáo.
Đình còn có 7 cây cổ thụ được công nhận là Di sản Việt Nam, tạo nên một không gian xanh mát, yên bình. Hàng năm, vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch, người dân địa phương tổ chức lễ hội đình làng, với nghi thức rước kiệu Đức thánh Linh Lang đại vương về miếu thờ mẹ ông ở khu đền Voi Phục Thủ Lệ và sau đó rước về Đình vào ngày 13 tháng 2.
Lễ hội truyền thống tại Đình Hào Nam
Lễ hội đình – đền Hào Nam, tổ chức vào ngày mùng 10 tháng 2 âm lịch, là một sự kiện văn hóa tâm linh giàu bản sắc dân tộc. Lễ hội bao gồm nghi thức rước kiệu Thánh, lễ tế trang nghiêm, và các hoạt động dâng cúng lễ vật như lễ mặn tam sinh, xôi gà, hoa quả, trầu rượu… Thành phần tham dự chủ yếu là trai đinh trong làng từ 18 tuổi trở lên, không có tang. Ngày nay, lễ hội vẫn thu hút đông đảo người dân và du khách.
Lễ vật dâng cúng Thành hoàng được Ban tổ chức chuẩn bị chu đáo gồm: Lễ mặn tam sinh, xôi gà, thịt lợn, thanh bông, hoa quả, trầu, rượu, kim ngân… Ngoài lễ chung, mỗi dòng họ, mỗi gia đình cũng đều sắm sanh lễ vật để thỉnh lên cung Thánh, cầu mong một năm làm ăn may mắn, hanh thông.
Theo lệ xưa, ngày mồng 10 tháng 2, đội tế lễ Hào Nam sẽ rước Long đình về đền Voi Phục tề tựu để cùng các làng Thủ Lệ, Vạn Phúc, Thụy Khuê, Kim Mã, Ngọc Khánh rước Thánh về đình làng Vạn Phúc. Đám rước kiệu Thánh từ đền Voi Phục qua nhiều làng, kết nối các chạ anh em, trước khi trở về đình Hào Nam vào ngày 13 tháng 2. Dù không còn duy trì đầy đủ quy mô như trước, Hào Nam vẫn giữ phong tục rước kiệu lên đền Voi Phục và tổ chức lễ hội chính.
Lễ hội Đình Hào Nam thực sự là những nghi thức sinh hoạt văn hóa tâm linh bổ ích và lành mạnh, là nơi lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống, những phong tục mang đậm bản sắc dân tộc đang được các thế hệ người dân nơi đây gìn giữ, kế thừa, phát huy, trao truyền cho các thế hệ nối tiếp, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của Thăng Long – Hà Nội.
Khám phá Đình Hào Nam trên nền tảng số
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, YooLife mang đến cơ hội tham quan Đình Hào Nam trên nền tảng số giúp bảo tồn và truyền bá giá trị di sản văn hóa này tới đông đảo người dân, cả trong và ngoài nước.
Tải ứng dụng YooLife ngay trên thiết bị di động của mình để khám phá toàn bộ không gian Đình.
Khám phá không gian VR360: Người tham quan có thể di chuyển tự do trong không gian VR360 của Đình, chiêm ngưỡng từng góc cạnh của kiến trúc, từ mái đình cho đến các chi tiết chạm khắc tinh xảo mà không cần phải có mặt trực tiếp tại đây.
Cung cấp thông tin chi tiết: Nền tảng số cung cấp thông tin chi tiết về lịch sử, văn hóa và các nghi lễ liên quan đến Đình thông qua tài liệu số, video, và bài viết. Người tham quan có thể dễ dàng tra cứu các thông tin liên quan, giúp hiểu rõ hơn về giá trị của di tích.
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Tham quan Đình trên nền tảng số giúp người dùng tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời mang lại sự tiện lợi trong việc tiếp cận các thông tin một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Theo dõi YooLife để không bỏ qua cơ hôi khám phá nhiều dự án độc đáo, mang đến những trải nghiệm mới lạ và đầy thú vị!