Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được chụp bằng camera 360 độ và đưa lên nền tảng số, giúp người trẻ dễ dàng thưởng ngoạn văn hóa và nghệ thuật đặc sắc online ở bất kỳ đâu.
Thành công từ dự án ảo hóa VR360 Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam
Ngày 1/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính thức mở cửa đón khách tham quan. Cùng thời điểm, nền tảng số mở YooLife cũng ra mắt không gian “ảo hóa” tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam trên không gian số nhận được sự hưởng ứng ngoài sức mong đợi của giới trẻ
Dự án thu hút hàng triệu lượt truy cập trực tuyến cùng nhiều phản hồi tích cực ngay sau khi ra mắt.
Sự quan tâm và tình yêu của khán giả tới văn hóa, lịch sử dân tộc đã được cụ thể hóa bằng những lời khen, sự chia sẻ và ủng hộ, thể hiện qua con số.
Cụ thể, đến ngày 7/11, ứng dụng đã vươn lên vị trí top 9 trên bảng xếp hạng mạng xã hội của App Store, top 4 phổ biến trên Google Play, vượt qua những ứng dụng như Google Meet, Skype…
Thành công của dự án ảo hóa VR360 Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam chính là cột mốc tốt lành cho một năm với đầy những dấu ấn chứng minh cho tình yêu của người trẻ với đất nước và văn hóa dân tộc.
Nối tiếp chuỗi tự hào này, sản phẩm ảo hóa Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức ra mắt để cộng đồng thêm trân trọng lịch sử, trân trọng quá khứ và khơi nguồn sáng tạo.
Dự án được nền tảng YooLife giới thiệu với mục tiêu kế thừa và tiếp nối những giá trị sáng tạo mà các thế hệ trước đã xây đắp và để lại.
Trải nghiệm giao lộ sáng tạo của Thủ đô trên không gian số
Hưởng ứng lời kêu gọi để Hà Nội mang vị thế thành phố “nhạc trưởng sáng tạo”, YooLife đã ảo hóa không gian 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội cùng hàng trăm hiện vật là biểu trưng của kiến trúc, thiết kế, mỹ thuật Việt…
Một số các công trình lần đầu tiên mở cửa đón khách tham quan cũng được YooLife lưu trữ từng góc trên không gian số như Nhà khách Chính phủ, Nhà Hát Lớn, Đại học Tổng hợp…
Trong không gian ảo hóa Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội, người dùng có thể chọn các khu vực muốn xem từ Quảng trường Cách mạng tháng 8 cho tới các công trình nằm trên tuyến phố ở trục Bắc – Nam (phố Lý Thái Tổ – Lê Thánh Tông) hay Trục Đông – Tây (dốc Bác Cổ – phố Tràng Tiền) bằng cách sử dụng chuột hoặc màn hình cảm ứng để xoay 360 độ.
Ở mỗi khu vực, các mũi tên chỉ hướng sẽ xuất hiện để người dùng chọn hướng tham quan, tương tự trải nghiệm khi đi Lễ hội thực.
Người dùng cũng có thể bấm vào hiện vật để xem thông tin chú giải. Nhóm phát triển đã tái hiện được khoảng 50 vị trí trong khuôn viên Lễ hội, cùng hơn 300 hiện vật.
Ngoài ra, điểm đặc biệt khi đưa lên nền tảng số là các vị trí cũng như hiện vật được liệt kê dưới dạng danh sách, để người dùng có thể truy cập nhanh khu vực muốn tham quan.
Ông Nguyễn Mạnh Tùng – Nhà sáng lập nền tảng số mở YooLife AIoT Platform cho biết: “Việt Nam có bề dày văn hóa truyền thống, những tập tục, những làng nghề, những loại hình nghệ thuật sâu sắc, những tác phẩm được truyền từ nghìn năm…
“Tôi luôn đau đáu làm sao các bạn trẻ tiếp nối những tinh hoa ấy để tạo ra những giá trị mới, những góc nhìn và những sản phẩm mới cho thời hiện đại. Vậy nên, ý tưởng về một công cụ lưu trữ ký ức người Việt đã ra đời”, ông Tùng chia sẻ.
Đơn vị này đã triển khai các giải pháp IoT và các công cụ “ảo hóa” bằng hình ảnh 360 độ để đưa trải nghiệm Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội lên Internet để những người chưa có cơ hội đến trực tiếp, đặc biệt các bạn ở miền Trung, miền Nam hay đang sinh sống ở nước ngoài cũng có thể trải nghiệm.
Đây là dự án gắn công trình hiện hữu với ký ức cộng đồng, nhấn mạnh vai trò của giới trẻ trong tiếp nối, phát huy các giá trị của dân tộc, thúc đẩy Thủ đô phát triển thực sự xứng tầm là trung tâm sáng tạo của cả nước.
Để trải nghiệm tour khám phá Lễ hội thiết kế sáng tạo trên không gian số, người dùng cần tải ứng dụng YooLife cho Android tại đây và cho iOS tại đây.
Đọc thêm: Trải nghiệm Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 trên không gian số