Giữa dòng người xe tấp nập tại phố Yên Hòa, có một không gian tĩnh lặng đến lạ nơi tiếng chuông chùa ngân vang giữa lòng phố thị. Đó là chùa Cót, ngôi cổ tự gần 400 năm tuổi như một nét trầm mặc giữa nhịp sống hiện đại. Không cần phải rời xa Hà nội, bạn vẫn có thể tìm thấy một chốn bình yên, nơi giữ hồn xưa và những giá trị tâm linh của người Tràng An.
Table of Contents
ToggleChùa Cót Ngọc Quán Tự tọa lạc ở đâu?
Chùa Cót, hay còn gọi là Ngọc Quán Tự, tọa lạc tại số 188 phố Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa nằm giữa khu dân cư sầm uất nhưng lại mang một vẻ thanh tịnh, cổ kính hiếm có giữa lòng đô thị hiện đại.

Chùa Cót, hay còn gọi là Ngọc Quán Tự, tọa lạc tại số 188 phố Yên Hòa, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Tên gọi “Chùa Cót” xuất phát từ làng Cót xưa, một vùng đất cổ thuộc tổng Yên Hòa, huyện Từ Liêm cũ – nay là khu vực trung tâm quận Cầu Giấy. Trong khi đó, tên chữ của chùa là Ngọc Quán Tự (玉館寺), mang ý nghĩa linh thiêng gắn liền với truyền thống Phật giáo.
Lịch sử hình thành và phát triển của Chùa Cót
Chùa Cót là một trong những ngôi chùa cổ tọa lạc tại Cầu Giấy, Hà Nội với lịch sử hình thành kéo dài hơn 400 năm. Theo nhiều nguồn tư liệu, chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII, dưới thời Hậu Lê hoặc đầu thời Nguyễn.
Chùa Cót (Ngọc Quán Tự) là một trong những ngôi chùa cổ kính bậc nhất tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, với lịch sử hình thành kéo dài gần 400 năm. Theo nhiều nguồn tư liệu, chùa được xây dựng vào thế kỷ XVII, có thể dưới thời Hậu Lê hoặc đầu thời Nguyễn, phản ánh bề dày văn hóa và tín ngưỡng lâu đời của vùng đất Thăng Long.
Thời kỳ đầu, Chùa Cót là trung tâm Phật giáo của làng Cót xưa. Nơi người dân địa phương đến lễ Phật, cầu an và tổ chức các hoạt động tâm linh, văn hóa truyền thống. Ngôi chùa không chỉ là nơi tu hành mà còn là nơi kết nối cộng đồng, giáo dục đạo lý và bảo tồn nét đẹp nhân văn trong đời sống.
Trải qua thời gian và biến động lịch sử, chùa Cót sau nhiều lần trùng tu, tôn tạo. Đặc biệt, vào cuối thế kỷ XX chùa được phục dựng lại nhiều hạng mục quan trọng như: nhà gỗ cổ, tiền đường, hậu cung, mang đậm dấu ấn kiến trúc truyền thống Bắc Bộ. Những lần tu sửa đều gìn giữ vẻ đẹp cổ kính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và du khách đến chiêm bái.
Kiến trúc nghệ thuật độc đáo của Chùa Cót
Ngọc Quán Tự sở hữu bố cục kiến trúc hài hòa với những chi tiết chạm khắc tinh xảo, không gian giao thoa giữa nét cổ kính và thiên nhiên.
Kiến trúc tổng thể và bố cục không gian
Ngọc Quán Tự được xây dựng theo bố cục “nội công ngoại quốc” – kiểu kiến trúc phổ biến trong các chùa truyền thống vùng Bắc Bộ. Quần thể chùa gồm nhiều khu vực liên hoàn như tam quan, thiền đường, phương đình, trung đường, hậu cung, điện Mẫu, bảo tháp cùng các dãy hành lang, hồ nước và vườn cây cổ thụ.

Các chi tiết như mái đao cong, ngói mũi hài, vì kèo, cửa võng, câu đối và hoành phi được chạm khắc thủ công tinh xảo
Phía Tây chùa là bảo tháp 11 tầng, mỗi tầng đặt 6 pho tượng Phật nhỏ, mang ý nghĩa biểu trưng cho sự giác ngộ và lòng tôn kính Tam bảo. Gần cổng chùa còn có một miếu nhỏ nằm gần ngã ba phố Yên Hòa – Hoa Bằng, tạo nên cảnh quan vừa gần gũi vừa linh thiêng.
Khi bước vào khuôn viên, du khách sẽ thấy một hồ nước tròn rợp bóng cây xanh, bên phải là lối đi nhỏ dẫn vào cửa hậu. Cửa chính thường chỉ mở vào những dịp lễ lớn, tăng thêm cảm giác linh thiêng và trang nghiêm khi bước vào không gian thờ tự.
Thiết kế tam quan và khu trung tâm thờ tự
Tam quan của chùa được xây khá lớn với tầng trên là gác chuông cổ. Sau cổng là một sân nhỏ dẫn đến tiền đường, hai bên có hai dãy giải vũ đối xứng nhau. Tiền đường nối liền với nhà thiền đường rộng 7 gian 2 dĩ, xây dựng liền khối với khu thiên hương theo kiểu chuôi vồ đặc trưng. Hai bên thiền đường là dãy hành lang dài chạy dọc ra sân sau.
Giữa sân nổi bật là phương đình đặt tấm bia đá lớn trên lưng rùa, nét chấm phá vừa mang tính nghệ thuật vừa là tư liệu lịch sử quý giá. Phía sau là trung đường và hậu cung nối tiếp nhau theo kiểu chữ “Nhị”, thể hiện sự cân đối và uy nghi.
Hành lang, điện Mẫu và hậu cung
Các dãy hành lang của chùa không chỉ đóng vai trò kết nối không gian mà còn là nơi đặt các bàn thờ nhỏ và hiện vật thờ tự. Phía Tây có hành lang thờ riêng biệt, làm tăng chiều sâu cho không gian tâm linh.
Khu Điện Mẫu nằm bên phải thiền đường, có kiến trúc hình chữ “Nhị” gồm 5 gian phía trước và 3 gian hậu cung, nơi thờ Mẫu và các vị thần bản địa, góp phần phản ánh tín ngưỡng hòa trộn giữa Phật giáo và Đạo mẫu tại Việt Nam.
Bảo tháp 11 tầng – biểu tượng kiến trúc đặc sắc
Nằm phía Tây khuôn viên, bảo tháp màu đỏ tím cao 11 tầng là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất của Chùa Cót. Tháp được xây dựng theo hình lục giác, mỗi tầng được chạm khắc công phu và đặt tượng Phật nhỏ bên trong, tượng trưng cho con đường tu tập và giác ngộ.
Họa tiết kiến trúc truyền thống Bắc Bộ
Các chi tiết như mái đao cong, ngói mũi hài, vì kèo, cửa võng, câu đối và hoành phi được chạm khắc thủ công tinh xảo. Phần mái đao cong vút, nhẹ nhàng hướng lên bầu trời thể hiện sự thanh thoát, trong khi ngói mũi hài đặc trưng cho kiến trúc dân gian Bắc Bộ mộc mà và gần gũi.
Các cổ vật quý giá được lưu giữ tại Chùa
Chùa Cót không chỉ là công trình kiến trúc cổ mà còn là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử – nghệ thuật.
- Đôi bia đá niên đại Dương Hòa thứ 8 (1642): Ghi chép quá trình xây dựng và trùng tu chùa, hiện vật cổ nhất còn lại.
- Chuông đồng niên đại Cảnh Thịnh thứ 8 (1800): Vật linh thiêng được sử dụng trong các nghi lễ Phật giáo.
- Khánh đồng thời Thiệu Trị thứ 5 (1845): Nhạc cụ truyền thống dùng trong nghi lễ, phản ánh văn hóa Phật giáo cổ truyền.

Chùa Cót không chỉ là công trình kiến trúc cổ mà còn là nơi lưu giữ nhiều di vật có giá trị lịch sử – nghệ thuật.
Hệ thống tượng thờ đa dạng
Bên trong chùa còn có hệ thống tượng Phật phong phú, bao gồm: Tượng Tam Thế, A Di Đà, Thích Ca Sơ Sinh, Đức Ông, Cửu Long, Thánh Tăng… Tượng được tạo tác công phu, thể hiện trình độ mỹ thuật Phật giáo thời bấy giờ và chính chứng cho đời sống tâm linh sâu sắc của người dân Thăng Long xưa.
Chùa Cót – Gìn giữ và lan tỏa di sản trên nền tảng số
Trải qua bao thăng trầm của thời gian, chùa Cót vẫn giữ được nét đẹp truyền thống trở thành điểm đến tâm linh, văn hóa đặc sắc tại Hà Nội. Trong thời đại chuyển đổi số mạnh mẽ, các giá trị văn hóa truyền thống đang được ứng dụng công nghệ để bảo tồn và lan tỏa hiệu quả hơn. Chùa Cót (Ngọc Quán Tự) – ngôi chùa cổ gần 400 tuổi tại Hà Nội được tái hiện chân thực trên nền tảng số nhiều tính năng hiện đại, giúp người dùng dễ dàng tìm hiểu di sản này.
Trải nghiệm chùa qua không gian 360 sinh động
Với công nghệ số VR, AR toàn bộ không gian Chùa Cót được phục dựng sinh động và chi tiết. Từ mái đao cong, bảo tháp, pho tượng đến sân vườn và hồ nước, người dùng sẽ được chiêm ngưỡng toàn cảnh không gian kiến trúc của chùa Cót. Tính năng này mang đến trải nghiệm sống động như đang có mặt trực tiếp tại chùa.

Trải nghiệm chùa qua không gian 360 sinh động
Công nghệ 3D, mô phỏng chân thực các hiện vật
Không chỉ là hình ảnh 3D, nền tảng số còn tích hợp các tính năng tương tác như: chú thích các hạng mục công trình, giới thiệu các pho tượng phật, lịch sử hình thành chùa, mô tả ý nghĩa từng khu vực thờ tự… Những nội dung được thiết kế trực quan, dễ hiểu phù hợp với giới trẻ, học sinh, sinh viên… người yêu thích khám phá văn hóa cũng như du khách quốc tế có nhu cầu tìm hiểu trước khi đến tham quan.
Thuyết minh thông minh bằng công nghệ AI
Một điểm nhấn không thể bỏ qua chính là tính năng AI, thuyết minh thông minh. Hệ thống sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự động thuyết minh các nội dung liên quan đến lịch sử, kiến trúc, văn hóa tâm linh… bằng giọng nói sinh động, tự nhiên, hỗ trợ cả tiếng Việt và tiếng Anh. Người dùng có thể chọn khu vực mình muốn tìm hiểu và nghe thuyết minh như thể có một hướng dẫn viên đồng hành
Chùa Cót là một trong những điểm đến tâm linh được nhiều người dân Thủ đô lựa chọn. Với việc ứng dụng công nghệ vào phục dựng, bảo tồn và giới thiệu di sản đã mở ra hướng đi mới cho việc bảo tồn và lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại số.