Là một trong Thăng Long tứ trấn, đền Quán Thánh không chỉ mang ý nghĩa linh thiêng mà còn là biểu tượng văn hóa tâm đặc trưng của vùng đất Kinh Kỳ. Với giá trị lịch sử và nghệ thuật đặc sắc, đền trở thành điểm tham quan thu hút du khách trong và ngoài nước. Ngày nay, bạn có thể dễ dàng khám phá đền Quán Thánh mọi lúc, mọi nơi thông qua nền tảng số YooLife tiện lợi và sống động.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu tổng quan về đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh là một trong Tứ trấn linh thiêng của Hà Nội. Nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính và những câu chuyện huyền bí.
Đền Quán Thánh tọa lạc ở đâu?
Đền Quán Thánh tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Ngay gần ngã tư giao cắt với đường Thanh Niên – một trong những tuyến đường lãng mạn bậc nhất thủ đô. Nơi đây chỉ cách khu phố cổ khoảng 2km, rất thuận tiện cho du khách di chuyển và tham quan.

Nằm bên cạnh hồ Tây thơ mộng, đền sở hữu vị trí đắc địa khi vừa yên bình, vừa dễ dàng kết nối với các địa danh nổi tiếng như chùa Trấn Quốc, Phủ Tây Hồ, Lăng Bác… Chính vì thế, đền Quán Thánh không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là một phần không thể thiếu trong hành trình khám phá Hà Nội.
Đền Quán Thánh thờ ai?
Đền Quán Thánh thờ ai? Câu trả lời là Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần thuộc Tứ Trấn Thăng Long, được giao nhiệm vụ trấn giữ phương Bắc của kinh thành xưa. Ngài là vị thần linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian, gắn liền với nhiều huyền thoại và truyền thuyết kỳ bí.
Theo truyền thuyết dân gian, Huyền Thiên Trấn Vũ là vị thần cai quản Bắc phương Thiên phủ. Có giai thoại kể rằng ngài từng là hoàng tử nước Tĩnh Lạc, nhưng đã từ bỏ cuộc sống vương giả để lên núi Vũ Dương tu hành, tìm đường giác ngộ. Sau 42 năm tu luyện khổ hạnh, Huyền Thiên Trấn Vũ đắc đạo và bắt đầu hành trình hành pháp cứu nhân độ thế.
Trong quá trình chu du, ngài đến làng Long Đỗ – vùng đất nay là trung tâm Hà Nội – nơi sông Nhị Hà hiền hòa chảy qua. Tại đây, ngài đã lập đạo quán bên Hồ Tây và dùng pháp lực trừ yêu diệt quái, mang lại bình yên cho dân chúng. Cảm kích trước đức độ và thần lực của ngài, người dân đã lập đền thờ tại chính địa điểm này, gọi là Trấn Vũ Quán, chính là tiền thân của Đền Quán Thánh ngày nay.
Giờ mở cửa & giá vé tham quan
Nếu bạn đang lên kế hoạch tham quan Đền Quán Thánh. Hãy lưu lại ngay thông tin về giờ mở cửa và giá vé dưới đây để có chuyến đi thuận tiện nhất:
- Giờ mở cửa Đền Quán Thánh: 8h00 – 17h00 (các ngày trong tuần). 6h – 20h (Mùng 1 và 15 âm)
- Giá vé: 10.000VNĐ/người (Miễn phí đối với trẻ nhỏ)
Lịch sử hình thành và các giai đoạn trùng tu đền Quán Thánh
Trải qua hàng thế kỷ, lịch sử đền Quán Thánh gắn liền với nhiều lần trùng tu. Mỗi giai đoạn đều để lại những dấu ấn độc đáo trên kiến trúc và hiện vật:
- Năm 1677, dưới thời vua Lê Hy Tông. Chúa Trịnh Tạc giao cho Trịnh Căn trùng tu lại đền. Pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng gỗ được thay thế bằng tượng đồng hun cao 3,96m, nặng gần 4 tấn, do nghệ nhân Vũ Công Chấn thực hiện. Đây hiện là một trong những tác phẩm điêu khắc bằng đồng lớn và quý hiếm nhất còn lại của Việt Nam.
- Năm 1794, thời vua Cảnh Thịnh, Đô đốc Tây Sơn Lê Văn Ngữ cho đúc thêm một khánh đồng lớn, đặt tại chính điện, góp phần làm phong phú thêm giá trị nghệ thuật và tâm linh của đền.
- Năm 1822, vua Minh Mạng khi tuần thú Bắc Thành đã đổi tên đền thành “Chân Vũ Quán” và cho khắc tên trên cổng tam quan. Tuy nhiên, người dân vẫn quen gọi là Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ Quán.
- Năm 1842, vua Thiệu Trị thăm đền và ban tặng một vòng vàng quý giá đeo vào tượng Thánh, thể hiện sự tôn kính đối với Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần được xem là trấn giữ phương Bắc của kinh thành.

Kiến trúc độc đáo của đền Quán Thánh Hà Nội
Ngôi đền không chỉ nổi tiếng bởi sự linh thiêng khi thờ Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc kinh thành Thăng Long xưa, mà còn thu hút du khách bởi kiến trúc độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa, nghệ thuật và tín ngưỡng Việt Nam kết hợp hài hòa với ảnh hưởng từ kiến trúc phương Đông.
Toàn bộ kiến trúc đền Quán Thánh gồm các hạng mục chính như tam quan, tiền đế, trung đế, sân bái và hậu cung. Xây dựng theo phong cách kiến trúc truyền thống Trung Hoa cổ điển, hòa quyện với nghệ thuật điêu khắc và thẩm mỹ phương Đông đặc sắc.
Cổng ngoài và tam quan – Dấu ấn phương Đông kỳ thú
Cổng ngoài của đền nằm ngay trên mặt đường Thanh Niên. Nổi bật với hình tượng bốn con phượng hoàng đấu lưng đặt trên các cột trụ, đỉnh trụ trang trí hình nghê chầu uy nghi. Xung quanh trụ được khắc họa sinh động các hình tượng như cá hóa rồng, mãnh hổ hạ sơn, cùng câu đối đỏ tạo nên vẻ cổ kính và đầy linh khí.
Ngay sau cổng chính là tam quan hai tầng ba cửa. Đặc biệt ở cổng giữa có phù điêu thần Rahu – vị thần Ấn Độ, thể hiện sự giao thoa tín ngưỡng độc đáo của người Việt từ xa xưa. Trên tầng hai của tam quan còn lưu giữ quả chuông đồng cổ đúc từ năm 1677 đời vua Lê Hy Tông, được nhắc đến trong câu ca dao quen thuộc.

Nhà bia và đền thờ liệt sĩ – Kết nối quá khứ và hiện tại
Sau tam quan là nhà bia – nơi lưu giữ nhiều văn bia ghi lại các thời kỳ trùng tu, tôn tạo đền Quán Thánh qua các triều đại. Phía sau nhà bia là đền thờ liệt sĩ, được xây dựng theo kiểu phương đình cổ kính. Bên trong đặt ban thờ và di ảnh của các chiến sĩ đã anh dũng hy sinh trong chiến tranh tại khu vực này – thể hiện lòng tri ân, đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.
Sân bái và hậu cung – Không gian linh thiêng thờ tự
Khu vực sân bái là nơi người dân bày biện lễ vật với bàn lễ lớn và hai lư hương đồng đặt trang nghiêm trước bái đường. Bên trong hậu cung là nơi đặt tượng Huyền Thiên Trấn Vũ, tác phẩm nghệ thuật đúc đồng kỳ vĩ bậc nhất Việt Nam.
Tượng cao gần 4 mét, nặng hơn 4 tấn, được đúc nguyên khối từ đồng đen, thể hiện hình tượng vị thần ngồi uy nghi trên lưng rùa, tay bắt ấn trừ tà, chân đạp rắn – Biểu trưng cho sự chấn áp tà ma, bảo vệ bình yên cho nhân dân. Đây là một minh chứng sống động cho trình độ nghệ thuật tạc tượng và đúc đồng điêu luyện của người Việt từ hơn 300 năm trước.
Chiêm ngưỡng Đền Quán Thánh trên nền tảng số YooLife
Đền Quán Thánh không chỉ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc mà còn là biểu tượng thiêng liêng, được lập ra nhằm trấn giữ hướng Bắc kinh thành, xua đuổi tà ma và bảo vệ cuộc sống yên bình cho dân chúng.
Với nền tảng số YooLife, bạn có thể dễ dàng chiêm ngưỡng Đền Quán Thánh – một trong Tứ Trấn linh thiêng của Thăng Long xưa. Thông qua công nghệ thực tế ảo hiện đại, sống động như đang đứng giữa lòng Hà Nội cổ kính.
Không gian tham quan ảo 360 độ
Toàn bộ ngôi chùa được dựng trên không gian số, mang đến trải nghiệm chân thật đến từng góc nhìn. Người dùng có thể di chuyển, xoay hướng, zoom cận cảnh, quan sát từng hoa văn, câu đối cổ, hay chiêm ngưỡng lư hương, chuông đồng từ thời Lê Hy Tông.

Check-in online dễ dàng
Khi trải nghiệm không gian đền Quán Thánh trên YooLife. Người dùng có thể check-in trực tuyến, tại địa điểm mình yêu thích trên YooLife. Sau khi check-in, người dùng có thể dễ dàng chia sẻ hình ảnh của mình Facebook, Zalo hoặc Instagram, lan tỏa vẻ đẹp của ngôi chùa đền nhiều người
Tích hợp thông tin, hình ảnh, video tư liệu
YooLife không chỉ giúp người dùng ngắm nhìn, mà còn cung cấp nội dung kiến thức chất lượng. Từ truyền thuyết về Huyền Thiên Trấn Vũ đến các lần trùng tu đền qua các triều đại.
Mỗi điểm dừng đều có phần hướng dẫn chi tiết bằng văn bản hoặc âm thanh, giúp người dùng hiểu rõ hơn về lịch sử, kiến trúc và ý nghĩa tâm linh của từng khu vực trong đền.
Việc đưa Đền Quán Thánh – biểu tượng văn hóa, lịch sử của thăng Long xưa lên nền tảng số YooLife không chỉ giúp bảo tồn di sản theo cách hiện đại mà còn mở ra cơ hội tiếp cận dễ dàng, sinh động. Đây chính là cách lan tỏa bản sắc văn hóa Việt trên nền tảng công nghệ, sẵn sàng hội nhập và quảng bá du lịch thông minh đến bạn bè quốc tế.