Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Căn cứ Dốc Miếu tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, trở thành căn cứ quân sự quan trọng. Cùng YooLife khám phá lịch sử, kiến trúc và những câu chuyện ẩn sau di tích lịch sử này.
Table of Contents
ToggleLịch sử hình thành Căn cứ Dốc Miếu
Từ năm 1947, Căn Cứ Cồn Tiên – Dốc Miếu dược thực dân Pháp xây dựng, do nơi đây có vị trí địa thế thuận lợi nên đến đế quốc Mỹ vào nơi đây cũng trở thành đồn bốt ngăn chặn mọi sự chi viện từ miền Bắc vào chiến trường miền Nam.
Mỹ đã đã từng tự tin tuyên bố: “Đây là pháo đài bất khả xâm phạm, một con chuột cũng không chui lọt”. Để chứng minh được điều này, sau 1954 từ khi đế quốc Mỹ đưa quân vào miền Nam, Mỹ đã đầu tư 800 triệu USD nhằm xây dựng và biến Dốc Miếu thành một căn cứ quân sự quan trọng về pháo binh.
Tại đây, Mỹ đã cho xây dựng hàng rào điện tử Mc Namara, gồm 12 lớp kẽm gai cao 3 mét, có cài mìn, cùng hệ thống bãi mìn tự động dày đặc hàng trăm mét. Bên cạnh đó, tại đây địch còn cài phương tiện thông tin, hệ thống đèn pha để chống mọi cuộc tiếp cận của ta. Quân số của địch đóng tại đây rất đông, trong đó có một đội ngũ biệt kích biên giới được ví là “hồn ma biên giới” thường xuyên chống phá các hoạt động du kích của quân ta.
Dốc Miếu trở thành cứ điểm quan trọng nhất của phòng tuyến Mc Namara. Đế quốc Mỹ hiểu được điều đó đã cho xây dựng hệ thống hầm nhà vòm, lô cốt, trận địa pháo, trận địa phòng không để chống lại mọi cuộc xâm nhập của ta.
Đưng trước khó khăn đó, quân ta không hề nao núng mà dần dần vô hiệu hóa được hệ thống hàng rào điện tử. Từng đoàn quân lần lượt tấn côn và phá hủy đưa lực lượng vào chiến trường, kết hợp với một lực lượng du kích khống chế không cho địch có cơ hội hoạt động.
Đặc biệt, trong những ngày đầu năm 1972, quân ta đã đồng loạt nổ súng, bắn lựa đạn, bom phóng vào căn cứ Dốc Miếu. Sau ba ngày liên tục tấn công, đến đêm 31/3/1972 địch đã phải bỏ chạy khỏi căn cứ Dốc Miếu.

Căn cứ Dốc Miếu công nhận di tích quốc gia
Tượng đài được xây dựng để ghi nhận những chiến tích và sự hy sinh anh dũng của những người làm công tác giao bưu, thông tin liên lạc của ngành Bưu điện trong các thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc và chiến tranh chống ngoại xâm thống nhất đất nước.
Khánh thành vào ngày 8 tháng 4 năm 2004, Tượng đài tọa lạc trên đồi Dốc Miếu với diện tích 6.555 m², cách cầu Hiền Lương và sông Bến Hải 7 km về phía nam, thuộc địa phận thôn Gia Môn, xã Gio Phong, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị. Được xây dựng trên tuyến hàng rào điện tử Macnamara, nơi đã diễn ra cuộc chiến tranh ác liệt giữa ta và địch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Tượng cao 12,5 m, được tạc bằng đá granit, nặng gần 350 tấn. Tượng đài mô phỏng 3 nhân vật: Nữ Giao bưu trên dãy Trường Sơn; anh Thông tin vô tuyến điện dũng cảm, mưu trí đảm bảo thông tin liên lạc; anh Giao bưu luôn vững tay chèo đưa đón cán bộ vào nam ra bắc, một hình tượng đậm nét của giao bưu vùng trung bộ. Cả 3 nhân vật đều được khắc họa trẻ khỏe, kiên cường, rắn rỏi, tràn đầy sức sống, trung thành, tận tụy. Đặc biệt, nhân vật thứ ba được lấy hình tượng người thật, việc thật là ông Võ Duy Kinh – người chiến sĩ giao bưu của Bưu điện Quảng Trị, nổi tiếng trên sông Ba Lòng của tuyến giao bưu Bắc – Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
Căn cứ Dốc Miếu đã được Bộ Văn hóa Thông tin công nhận di tích quốc gia theo Quyết định số 236/VH-QĐ ngày 12 tháng 12 năm 1986, nằm trong cụm di tích đường mòn Hồ Chí Minh.

Tham quan Căn cứ Dốc Miếu online
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thực tế ảo, YooLife – nền tảng mạng xã hội thực tế ảo thuần Việt, đã tái hiện Căn cứ Dốc Miếu, mang đến cho du khách cơ hội trải nghiệm chân thực mà không cần phải đến tận nơi.
Nhờ công nghệ Vr360, YooLife cho phép du khách khám phá mọi ngóc ngách của di tích lịch sử này một cách chi tiết và tương tác trực tiếp với ứng dụng. Đây là một hình thức trải nghiệm hoàn toàn mới, giúp du khách có thể tham quan Căn cứ Dốc Miếu ở bất cứ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào.
Tải APP YooLife ngay trên thiết bị di động của bạn để có thể tham quan toàn bộ không gian ảo hoá!