Body shaming là thuật ngữ phổ biến trong cuộc sống hiện đại, nhất là trên các nền tảng xã hội. Dù xuất hiện dưới dạng trêu đùa hay bình luận cho vui, hành vi này đang gây ra những tổn thương đến nhiều người. Vậy body shaming là gì? Làm sao để vượt qua nỗi ám ảnh này? Cùng theo dõi bài chia sẻ dưới đây nhé!
Table of Contents
ToggleBody shaming là gì?
Body shaming dịch sang tiếng việt có nghĩa là “miệt thị ngoại hình”. Thuật ngữ này ám chỉ việc sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ nhằm chê bai, chế giễu, đánh giá, phán xét… một cách ác ý về ngoại hình của người khác.

Body shaming dịch sang tiếng việt có nghĩa là “miệt thị ngoại hình
Công kích vẻ bề ngoài có thể chỉ là những câu nói vu vơ không nhắm trực tiếp đến ai nhưng cũng có thể là lời lẽ gay gắt, nặng nề. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành “nạn nhân” của những lời lẽ xúc phạm ngoại hình. Họ sẽ cảm thấy xấu hổ, tự ti, thậm chí có bị tổn thương, đau khổ, cảm thấy bị xúc phạm. Từ đó, có những suy nghĩ tiêu cực làm suy sụp tinh thần dẫn đến tự tử.
Các hình thức body shaming phổ biến hiện nay
Thực tế cho thấy, việc chê bai ngoại hình có thể chỉ là hành động vô tình, mang ý nghĩa trêu chọc giữa bạn bè, đồng nghiệp, người thân với nhau. Có rất nhiều kiểu chê bai ngoại hình đang tồn tại ngoài xã hội. Phổ biến nhất là các dạng sau:
- Miệt thị thân hình, vóc dáng: Đây là hình thức tấn công vẻ bề ngoài phổ biến nhất, ở mọi lứa tuổi và môi trường. Những câu như “béo như heo”, “gầy trơ xương”, “đi như vịt” tưởng như đùa vui nhưng lại gây tổn thương sâu sắc và lâu dài.
- Miệt thị làn da: Một dạng body shaming khác là miệt thị màu da hoặc tình trạng da của người khác. Những lời bình phẩm xấu về da như “da đen như than”, “mụn đầy mặt nhìn khiếp”.
- Face shaming: Là hành vi chê bai ngoại hình khuôn mặt. Ví dụ như: mũi to, răng hô, môi thâm, gò má cao, mắt nhỏ… Hình thức phán xét ngoại hình khó nhận diện hơn, thường được ngụy trang dưới dạng “góp ý”, “nói cho vui”, nhưng vẫn để lại ảnh hưởng tâm lý tiêu cực.
Tại sao mạng xã hội là môi trường ‘nuôi lớn’ body shaming?
Các hành vi xúc phạm ngoại hình trên mạng xã hội đang ngày càng trở nên phổ biến. Trong môi trường số, nhiều người cho rằng họ có quyền tự do bình luận, buông lời chê bai ngoại hình người khác mà không lo bị tố cáo hay xử lý. Chính tính ẩn danh và thiếu kiểm duyệt trên các nền tảng mạng xã hội đã vô tình tiếp tay cho hành vi tấn công vẻ bề ngoài lan rộng với tốc độ chóng mặt.
Tính ẩn danh khiến người ta dễ buông lời ác ý
Mạng xã hội cho phép người dùng ẩn danh, dùng tài khoản ảo hoặc bình luận mà không cần chịu trách nhiệm rõ ràng. Điều này tạo điều kiện cho những lời chê bai, phán xét ngoại hình được buông ra dễ dàng hơn, bởi người nói không phải đối mặt trực tiếp với cảm xúc của nạn nhân.
Tâm lý “like – share” biến nạn nhân thành chủ đề mua vui
Nhiều người vô tình hoặc cố ý chia sẻ những hình ảnh, video kèm lời chế giễu ngoại hình để câu tương tác. Chỉ cần một bức ảnh, một khoảnh khắc chưa được “chỉnh sửa” có thể trở thành chủ đề châm biếm trên diện rộng. Người bị chê bai ngoại hình không chỉ tổn thương mà còn bị đưa ra làm trò cười trước hàng nghìn người lạ.

Tâm lý “like – share” miệt thị ngoại hình biến nạn nhân thành chủ đề mua vui
Áp lực vẻ đẹp lý tưởng trên mạng xã hội
Mạng xã hội ngày nay ngập tràn hình ảnh “sống ảo” với thân hình lý tưởng, làn da không tì vết, nụ cười hoàn hảo. Điều này khiến tiêu chuẩn sắc đẹp bị đẩy lên mức phi thực tế. Hễ ai khác biệt với “chuẩn đẹp” đều có nguy cơ trở thành đối tượng bị chỉ trích hoặc miệt thị. Người dùng vì thế cũng dễ trở nên khắt khe, xét nét và so sánh ngoại hình người khác – vô tình tiếp tay cho body shaming phát triển.
Những ai đang là nạn nhân của body shaming?
Miệt thị ngoại hình là hành vi phán xét, chê bai người khác chỉ vì vóc dáng, gương mặt hoặc làn da. Điều đáng buồn là hiện tượng này đang lan rộng trong xã hội hiện đại và bất kỳ ai cũng có thể trở thành nạn nhân của chê bai ngoại hình.
Học sinh – sinh viên: nạn nhân âm thầm của lời trêu chọc
Trong môi trường học đường, kỳ thị ngoại hình xuất hiện rất sớm. Thường bắt đầu bằng những biệt danh tưởng như vô hại: “thằng lùn”, “con béo”, “đồ mặt mụn”,… Những lời trêu chọc lặp đi lặp lại không chỉ khiến học sinh mất tự tin mà còn âm thầm gieo rắc tâm lý mặc cảm, thu mình và sợ giao tiếp. Nhiều em bị chê bai ngoại hình quá mức dẫn đến rối loạn tâm lý, trầm cảm học đường hoặc chán nản việc học.
Người nổi tiếng, KOLs và áp lực hoàn hảo trên Instagram, TikTok
Với sự phát triển của Instagram, TikTok và các nền tảng số, người nổi tiếng và KOLs phải đối mặt với áp lực duy trì ngoại hình hoàn hảo. Tuy nhiên, đi kèm với sự nổi tiếng là làn sóng body shaming dữ dội từ cộng đồng mạng. Từ những bình luận tiêu cực, chế ảnh mỉa mai đến các tin đồn như “dao kéo quá đà”, “mặt đơ như tượng sáp”, “bụng mỡ tràn viền”…

Người nổi tiếng, KOLs và áp lực hoàn hảo trên Instagram, TikTok
Body shaming không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh công chúng mà còn ảnh hưởng đến tinh thần của những người hoạt động nghệ thuật. Nhiều người nổi tiếng đã phải lên tiếng về việc trải qua trầm cảm, rối loạn ăn uống hoặc suy sụp tinh thần vì bị tấn công diện mạo quá nhiều trên mạng xã hội.
Người lớn tuổi – cha mẹ – dân văn phòng cũng là nạn nhân thầm lặng
Kỳ thị ngoại hình không chỉ là vấn đề của giới trẻ. Ngay cả những người trưởng thành – bao gồm cha mẹ, cô chú, nhân viên văn phòng – cũng thường xuyên là mục tiêu của các bình luận ngoại hình thiếu tế nhị. Những lời như “béo vậy ai thương”, “gái 30 tuổi chưa chồng là ế rồi”, “béo thế chắc ăn hết phần thiên hạ”… tưởng chỉ là câu nói đùa, nhưng thực chất là đòn tâm lý âm ỉ gây tổn thương sâu sắc.
Trong môi trường công sở hay họp mặt gia đình, việc chê bai ngoại hình bị xem nhẹ hoặc bị che đậy dưới dạng “góp ý thân tình”. Thế nhưng, chính điều này khiến nhiều người sống trong cảm giác tự ti kéo dài, dần né tránh các hoạt động xã hội và thậm chí mất động lực làm việc hoặc sống tích cực.
Tác hại tâm lý của body shaming: không chỉ là lời nói gió bay
Những lời nói trêu đùa về ngoại hình bên ngoài mặc dù chỉ là để đùa vui. Tuy nhiên thì người bị trêu đùa sẽ cảm thấy bị trêu đùa sẽ cảm thấy tổn thương và buồn. Tồi tệ hơn còn ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe.
Mất tự tin và hình thành mặc cảm ngoại hình kéo dài
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của hành·vi miệt thị vẻ bề ngoài là người bị miệt thị mất dần sự tự tin. Họ bắt đầu cảm thấy xấu hổ với chính cơ thể mình, né tránh gương soi, không muốn chụp ảnh, ngại diện đồ đẹp vì sợ bị đánh giá. Cảm giác “mình không đẹp”, “mình không xứng đáng” âm thầm len lỏi, khiến họ thu mình trước tập thể và cơ hội phát triển bản thân.
Theo nhiều nghiên cứu, mặc cảm ngoại hình nếu kéo dài có thể dẫn đến rối loạn hình ảnh cơ thể (Body Dysmorphic Disorder – BDD). Một dạng bệnh lý tâm thần khiến người bệnh luôn cảm thấy cơ thể mình “có vấn đề” dù thực tế không phải vậy.

Mất tự tin và hình thành mặc cảm khi bị miệt thự ngoại hình
Dẫn đến trầm cảm, rối loạn ăn uống, hành vi tự làm tổn thương
Khi miệt thị ngoại hình diễn ra thường xuyên, người bị miệt thị không chỉ buồn họ có thể rơi vào trầm cảm nặng, rối loạn lo âu và các hành vi cực đoan như: nhịn ăn, ăn uống mất kiểm soát, tự cô lập bản thân hoặc thậm chí tự làm đau chính mình.
Tại Việt Nam, có nhiều học sinh bị bạn bè trêu chọc về ngoại hình đến mức trốn học, trầm cảm và phải điều trị tâm lý dài hạn. Ở nhiều quốc gia, tấn công vẻ bề ngoài trên mạng xã hội còn khiến người trẻ giảm cân tiêu cực, sử dụng thuốc giảm cân hoặc thẩm mỹ để “thoát khỏi” sự chê bai của người khác.
Làm gì khi bị bình phẩm về cơ thể trên mạng xã hội?
Trong thời đại số, việc nhận xét thiếu tế nhị về cơ thể trên mạng xã hội diễn ra phổ biến. Chỉ với vài dòng bình luận độc hại, nhiều người có thể trở thành nạn nhân của làn sóng miệt thị về ngoại hình. Vậy chúng ta nên làm gì để tự bảo vệ bản thân trước vấn nạn này?
Không im lặng – lên tiếng văn minh
Khi bị tấn công vẻ bề ngoài, điều đầu tiên cần nhớ là đừng im lặng chịu đựng. Hãy chụp lại bằng chứng, báo cáo những tài khoản có hành vi miệt thị ngoại hình để nền tảng mạng xã hội xử lý. Việc này không chỉ bảo vệ bạn mà còn ngăn chặn hành vi sai trái tiếp diễn với người khác.
Nếu cần phản hồi, hãy chọn cách trả lời đàng hoàng, giữ thái độ văn minh, hoặc đơn giản là block và bỏ qua. Tránh sa vào tranh luận căng thẳng vì mạng xã hội không phải lúc nào cũng là nơi lý trí chiến thắng. Hãy chọn đúng thời điểm và không gian để lên tiếng, có thể thông qua một bài viết chia sẻ ý nghĩa, lan tỏa nhận thức đúng về body shaming.

Khi bị body shaming không im lặng – lên tiếng văn minh
Chia sẻ với người thân, tìm cộng đồng hỗ trợ
Bạn không cô đơn. Khi bị tổn thương bởi những lời nhận xét cơ thể thiếu tế nhị, đừng ngần ngại tâm sự với bạn bè, người thân hoặc những người bạn tin tưởng. Việc chia sẻ cảm xúc giúp bạn giải tỏa áp lực, tránh để nỗi đau âm ỉ ảnh hưởng đến tinh thần lâu dài.
Bên cạnh đó, bạn có thể tham gia các cộng đồng tích cực, nhóm hỗ trợ tâm lý, hội nhóm chữa lành hoặc chia sẻ kinh nghiệm vượt qua phán xét ngoại hình. Những môi trường này giúp bạn tìm thấy sự đồng cảm và lời khuyên từ những người từng trải qua điều tương tự.
Giữ vững lòng tự trọng – không để lời ác định nghĩa bản thân
Lời miệt thị không nói lên giá trị thật sự của bạn. Hãy nhắc nhở bản thân rằng, bạn không sinh ra để làm vừa lòng bất kỳ ai. Vẻ đẹp thật sự đến từ sự tự ti và lòng tự trọng. Hãy bắt đầu xây dựng sự tự tin từ bên trong, chăm sóc sức khỏe, mặc đẹp làm theo những điều mình thích. Dần dần, bạn sẽ không còn bị lay động bởi những lời nói độc hại ngoài kia.
Hình thức xử phạt đối với việc Body shaming
Hành vi chê bai, xúc phạm ngoại hình người khác không chỉ gây tổn thương tâm lý mà còn có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí hình sự nếu vượt quá giới hạn cho phép. Vậy việc kỳ thị ngoại hình phạt bao nhiêu? Hành vi nào được xem là vi phạm pháp luật?
Xử phạt hành chính
Theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi khiêu khích, trêu chọc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác có thể bị xử phạt hành chính với mức như sau:
- Phạt từ 2 – 3 triệu đồng nếu xúc phạm người thường (Điểm a Khoản 3 Điều 7).
- Phạt từ 4 – 6 triệu đồng nếu xúc phạm người thi hành công vụ (Điểm b Khoản 2 Điều 21).
- Phạt từ 5 – 20 triệu đồng nếu xúc phạm thành viên trong gia đình (Điều 54).
Đặc biệt, nếu việc chê bai ngoại hình xảy ra trên mạng xã hội như Facebook, Zalo và kèm theo hành vi vu khống, đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc danh dự người khác, người vi phạm có thể bị phạt từ 20 – 30 triệu đồng theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP (Điểm a Khoản 3 Điều 99).
Chịu trách nhiệm hình sự
Trong những trường hợp nặng, người miệt thị ngoại hình có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự 2015. Có 2 tội danh phổ biến:
Tội làm nhục người khác (Điều 155):
- Phạt tiền từ 10 – 30 triệu đồng hoặc
- Phạt tù lên đến 5 năm nếu hành vi khiến nạn nhân tự sát hoặc bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần.
Tội vu khống (Điều 156):
- Cải tạo không giam giữ đến 2 năm,
- Có thể bị phạt tù đến 7 năm nếu có yếu tố nghiêm trọng như loan tin sai sự thật hoặc hành vi nhằm mục đích đê hèn, hạ nhục danh dự người khác.
Bồi thường thiệt hại
Ngoài phạt hành chính hoặc hình sự, người vi phạm còn có thể bị buộc bồi thường thiệt hại dân sự nếu hành vi bình phẩm xấu về cơ thể gây tổn thất cụ thể cho nạn nhân.
Theo Điều 592 Bộ luật Dân sự, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải được bồi thường. Mức bồi thường có thể thoả thuận giữa hai bên. Nếu không thoả thuận được, mức bồi thường tối đa là 10 lần mức lương cơ sở hiện hành, tức khoảng 14,9 triệu đồng (dựa trên lương cơ sở 1,49 triệu/tháng).
Làm sao để cha mẹ, người lớn tuổi hiểu đúng về body shaming?
Mạng xã hội phát triển, khái niệm body shaming đã trở thành một chủ đề nóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Tuy nhiên với cha mẹ, ông bà hay những người lớn tuổi vẫn là một khái niệm xa lạ. Nhiều phụ huynh vô tình làm tổn thương cho con cái hoặc người thân chỉ vì những lời bình luận tưởng chừng “vô hại” về ngoại hình. Vậy làm sao để người lớn hiểu đúng về body shaming?
Định nghĩa bằng ngôn ngữ Việt – ví dụ Việt
Để giúp cha mẹ dễ hiểu, bạn nên giải thích body shaming hành vi chê bai, bình phẩm về ngoại hình khiến người khác bị tổn thương, dù vô tình hay cố ý. Không cần dùng từ chuyên môn phức tạp – hãy nói: “Body shaming là khi mình chọc người khác mập quá, đen quá, lùn quá… làm họ buồn lòng.”
Ví dụ trong đời sống hàng ngày sẽ giúp người lớn dễ hình dung hơn.
- Trong gia đình: Khi ông bà nói “Con gái mà đen thui vậy ai lấy?”
- Ở trường học: Khi học sinh gọi bạn là “gầy như cây sào”
- Tại công sở: Đồng nghiệp trêu nhau “bụng bia thế kia, chắc sắp đẻ”
Tại sao cần nói với con cái, học sinh về phán xét ngoại hình?
Việc giáo dục về hành vi miệt thị ngoại hình cho trẻ em không chỉ giúp con bảo vệ bản thân mà còn hành xử văn minh, lịch sự hơn. Nếu ngay từ nhỏ, trẻ hiểu rằng chê bai ngoại hình là sai, các con sẽ hình thành thói quen ứng xử tử tế, biết tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Việc giáo dục về hành vi miệt thị ngoại hình cho trẻ em không chỉ giúp con bảo vệ bản thân mà còn hành xử văn minh, lịch sự hơn
Điều quan trọng là trẻ em thường bắt chước người lớn. Khi nghe người lớn chê bai ngoại hình ai đó, trẻ dễ lặp lại những câu nói chê bai mà không hiểu hệ quả. Vì vậy, nếu không được giải thích rõ ràng, trẻ có thể trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm của việc miệt thị ngoại hình mà không nhận ra. Bên cạnh đó, việc mở lòng trò chuyện với con cái về chủ đề này là cách để gắn kết các thế hệ trong gia đình.
Body shaming không chỉ là những câu nói “vô tình” hay lời trêu đùa tưởng chừng vô hại mà là hành vi có thể gây tổn thương sâu sắc đến tinh thần và lòng tự trọng của người khác. Mỗi lời chê bai ngoại hình, dù nhỏ cũng có thể trở thành vết thương lớn trong tâm hồn nạn nhân. Hãy cùng nhau lan tỏa sự tử tế, sử dụng lời nói để khích lệ thay vì làm tổn thương và chung tay xây dựng một cộng đồng văn minh, tích cực hơn mỗi ngày.