Con đường Trần Phú (quận Ba Đình, Hà Nội) là một trong những khu vực mang dấu ấn đặc biệt của kiến trúc Pháp thời kỳ thuộc địa. Nhiều công trình trên tuyến đường này được xây dựng trong giai đoạn trước năm 1954, khi Hà Nội trở thành trung tâm hành chính và văn hóa của Đông Dương. Trong số đó biệt thự 35 Trần Phú, nay là trụ sở Cục trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) là một di tích lịch sử đặc biệt. Cùng YooLife tìm hiểu ý nghĩa lịch sử và tham quan toàn cảnh di tích.
Table of Contents
Toggle1. Ý nghĩa lịch sử di tích 35 Trần Phú
Biệt thự số 35 Trần Phú là một công trình mang ý nghĩa lịch sử quan trọng, gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng. Tòa biệt thự này không chỉ là nơi ở và làm việc của Chủ tịch trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1959 mà còn chứng kiến những dấu ấn quan trọng trong hành trình phụng sự đất nước của ông.
1.1. Dấu ấn Chủ tịch Tôn Đức Thắng tại 35 Trần Phú
Từ khi hòa bình lập lại năm 1954, Chủ tịch Tôn Đức Thắng cùng gia đình đã sống và làm việc tại biệt thự 35 Trần Phú. Đây là nơi ông tiếp tục lãnh đạo và tham gia các công việc quan trọng của đất nước trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranh.
Đặc biệt, Chủ tịch luôn giữ tinh thần giản dị, tiết kiệm và vì lợi ích chung. Chính vì vậy, đến năm 1959, khi nhận thấy tuổi tác đã cao, ông chủ động đề nghị chuyển gia đình ra khỏi biệt thự để “chuẩn bị sau này khi mình qua đời, dễ bề trả lại ngôi nhà cho Nhà nước.”
1.2. Chuyển đổi chức năng căn biệt thự 35 Trần Phú
Sau khi Chủ tịch Tôn Đức Thắng qua đời, biệt thự số 35 Trần Phú được bàn giao để làm trụ sở cho các cơ quan nhà nước, cụ thể:
Nhà nước bàn giao làm trụ sở một số cơ quan: từ Ủy ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em; sau quá trình giải thể Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em đã chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về trẻ em cùng nguyên trạng tổ chức, biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác trẻ em thuộc Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em sang Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (Vụ Trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em; Tạp chí Gia đình và Trẻ em; Ban Quản lý các dự án/tiểu dự án hợp tác Việt Nam – UNICEF).
Điều đặc biệt, về sau này, trụ sở làm việc 35 Trần Phú mặc dù do Nhà nước quản lý nhưng nó nằm trong 09 di tích liên quan đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, di tích quốc gia, di tích tỉnh, thành phố và 03 địa điểm gắn bia lưu niệm.
1.3. Đầu tư cải tạo di tích lịch sử 35 Trần Phú
Cùng với thời gian, cách sử dụng là một trong những lý do khiến biệt thự Pháp cổ số 35 Trần Phú mau chóng bị bào mòn, xuống cấp trầm trọng. Công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích liên quan đến Chủ tịch Tôn Đức Thắng được Bảo tàng Tôn Đức Thắng, phối hợp cùng các cơ quan quản lý di tích tại địa phương đầu tư tôn tạo.
Để đáp ứng nhu cầu sử dụng và hiện đại hóa công sở, ngày 31/10/2017, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã phê duyệt Dự án cải tạo, nâng cấp trụ sở này theo quyết định số 1723/QĐ-LĐTBXH.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng thuộc Bộ được giao nhiệm vụ quản lý dự án này. Quy mô, chỉ tiêu kỹ thuật, giải pháp thiết kế được cân nhắc kỹ lưỡng, thực hiện trên nhà A cao 5 tầng, nhà B (biệt thự), nhà C cao 2 tầng, nhà D cao 2 tầng. Cải tạo nâng cấp toàn bộ các hạng mục phụ trợ và kỹ thuật hạ tầng bao gồm nhà bảo vệ, sân, cổng, tường rào, hệ thống cấp điện, chiếu sáng và cấp thoát nước ngoài nhà; bổ sung các trang thiết bị văn phòng phù hợp với yêu cầu sử dụng.
Dự án do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng của Bộ thực hiện, bao gồm việc cải tạo các tòa nhà: nhà A (5 tầng), nhà B (biệt thự), nhà C (2 tầng), nhà D (2 tầng). Cải tạo nâng cấp toàn bộ hạ tầng phụ trợ như sân, cổng, hệ thống điện, nước, chiếu sáng và cấp thoát nước ngoài nhà; bổ sung trang thiết bị văn phòng. Quy trình cải tạo được giám sát chặt chẽ bởi Văn phòng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng.
Quá trình sửa chữa, nâng cấp trụ sở làm việc 35 Trần Phú nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế, vừa đảm bảo gìn giữ di tích, tầm vóc lịch sử của ngôi biệt thự mà sinh thời tâm huyết của Chủ tịch Tôn Đức Thắng mong muốn dành nơi này cho các đơn vị, tổ chức hoạt động vì trẻ em. Ban quản lý Bảo tàng Tôn Đức Thắng đã kết hợp với Cục Trẻ em để gắn lại bảng lưu niệm, nhấn mạnh giá trị lịch sử và ý nghĩa của công trình này.
2. Thăm quan căn biệt thự 35 Trần Phú
Biệt thự 35 Trần Phú hiện nay đã được YooLife ảo hóa 360 đưa lên nền tảng số YooLife, một đơn vị tiên phong sử dụng công nghệ VR360 để ảo hóa không gian biệt thự. Công nghệ mang đến cơ hội cho người dùng trải nghiệm tham quan toàn diện và chi tiết biệt thự một cách sống động, từ kiến trúc độc đáo đến các khu vực bên trong.
Tải App YooLife khám phá nhiều địa điểm giáo dục khác trên nền tảng số:
Nhờ ứng dụng VR360, YooLife không chỉ tái hiện chân thực giá trị lịch sử và văn hóa của công trình mà còn góp phần bảo tồn và lan tỏa ý nghĩa đặc biệt của biệt thự 35 Trần Phú tới đông đảo công chúng.
Đây là một cách tiếp cận hiện đại, giúp kết nối quá khứ với hiện tại, đồng thời nâng cao nhận thức về việc bảo vệ di sản kiến trúc quý giá.