Một tấm bia đá, vài trăm ký tự nhưng ẩn chứa cả một thời đại. Bia tiến sĩ số 1746 gắn liền với khoa thi Bính Dần năm Cảnh Hưng thứ 7 là một trong những chứng tích tiêu biểu của nền giáo dục Nho học Việt. Điều gì khiến tấm bia này vẫn trường tồn và có giá trị đến tận ngày nay? Hãy cùng khám phá trong bài chia sẻ dưới đây của YooLife nhé!
Table of Contents
ToggleCảnh Hưng 7 – Chuyện kể từ khoa thi Bính Dần năm 1746
Năm Bính Dần 1746, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7 dưới triều vua Lê Hiển Tông diễn ra một kỳ thi quan trọng bậc nhất của nền giáo dục Nho học Việt Nam. Khoa thi Đình – nơi tuyển chọn những trí thức kiệt xuất vào hàng tiến sĩ, phục vụ triều đình lúc bấy giờ.

Bia tiến sĩ số 1746- Thời kỳ Cảnh Hưng đánh dấu sự ổn định tương đối của triều Lê Trung Hưng sau giai đoạn biến động
Thời kỳ Cảnh Hưng đánh dấu sự ổn định tương đối của triều Lê Trung Hưng sau giai đoạn biến động. Vua Lê Hiển Tông dù nắm quyền tượng trưng nhưng vẫn rất chú trọng đến việc khôi phụ đạo học, tổ chức các kỳ thi lớn, khuyến khích tầng lớp sĩ tử dùi mài kinh sử. Khoa thi Bính dần năm đó là mình chưng cho chính sách trọng dụng hiền tài với quy trình tuyển chọn khắt khe từ các cuộc thi Hương, Hội, Đình.
Những sĩ tử đến từ khắp các trấn, mang theo giấc mộng công danh, ngồi dưới mái trường Quốc Tử Giám cùng trải qua các vòng khảo hạch. Đỗ đạt không chỉ là vinh quang cá nhân mà còn là niềm tự hào của gia tộc, làng xã và quê hương. Với những người vượt qua được kỳ thi đầy cam go, phần thưởng lớn nhất không chỉ là chiếc áo mũ vinh quy mà còn là việc được ghi tên trên bia đá – Biêu tiến sĩ số 1746 biểu tượng của sự ghi nhận dành cho các hiền tài thời bấy giờ.
Hành trình tạo ra tấm bia – từ khối đá đến biểu tượng hiền tài
Từng tấm bia đá tại Văn Miếu là một câu chuyện về những thế hệ hiền tài của đất nước. Bia tiến sĩ số 1746 ghi lại khoa thi Bính Dần dưới niên hiệu Cảnh Hưng 7, không chỉ là minh chứng lịch sử mà còn là thành quả của một hành trình.
Đá xanh – biểu tượng của sự trường tồn
Quá trình tạo dựng một tấm bia tiến sĩ bắt đầu từ việc tuyển chọn nguyên liệu kỹ lưỡng. Triều đình thời Lê giao cho Bộ Công trực tiếp đảm nhiệm việc tìm kiếm và khai thác loại đá xanh nguyên khối, có độ cứng cao, ít bị phong hóa theo thời gian.
Những khối đá được đưa về kinh thành, sau đó được xử lý thô sơ, định hình theo quy chuẩn chung. Phần thân hình chữ nhật đứng, phía trên vòm cuốn thư, toàn bộ đặt trên lưng rùa đá – biểu tượng của sự vững bền và trí tuệ trong văn hóa phương Đông.
Khắc chữ và nội dung: Khi ngôn từ hóa thành di sản
Sau khi được định hình, phần văn bia sẽ được quốc tử giám và triều đình biên soạn, thường do các quan có học vấn cao phụ trách. Nội dung văn bia 1746 bao gồm:
- Ghi danh các tiến sĩ đỗ đạt trong khoa thi Bính Dần.
- Lời tán dương vua Lê Hiển Tông vì đã trọng dụng người hiền
- Khẳng định vai trò của hiền tài đối với sự hưng thịnh quốc gia
Toàn bộ văn bia viết bằng chữ Hán, khắc tay từng nét bởi các nghệ nhân giàu kinh nghiệm. Đòi hỏi độ chính xác cao, chỉ một sai lệch nhỏ trong từng nét bút cũng có thể làm sai nghĩa hoặc giảm giá trị thẩm mỹ của văn bia.
Nghệ thuật chạm khắc tinh xảo trong từng chi tiết
Phần đầu và phần chân bia không chỉ mang tính trang trí mà còn thể hiện nghệ thuật điêu khắc đá thời Lê. Tấm bia tiến sĩ số 1746 có phần đầu thường chạm hình “lưỡng long chầu nhật”, hoa văn mây, lá sen… thể hiện sự thiêng liêng và trang nghiêm.
Phần rùa đội bia mang thần thái uy nghiêm, sống động với các đường nét khắc chìm sâu và tròn trịa. Mỗi đường nét đều tuân theo tỷ lệ chuẩn, tạo nên một tổng thể hài hòa giữa nội dung và hình thức. Đây là lý do vì sao dù trải qua hàng trăm năm mưa nắng, bia vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và trang trọng.
Những người được khắc tên – Giấc mơ đọc sách làm quan
Tấm bia tiến sĩ số 1746 ghi danh những người đỗ đạt trong khoa thi Bính Dần – niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7. Dưới triều Lê trung hưng, hệ thống tuyển chọn nhân tài công bằng, khắt khe, kéo dài nhiều năm học hành miệt mài. Thí sinh phải vượt qua ba cấp thi: Hương thi (cấp địa phương), Hội thi (cấp trung ương) và cuối cùng là Đình thi (thi đình tại kinh đô).
Khoa thi Bính Dần năm 1746 quy tụ hàng ngàn sĩ tử từ khắp các trấn xứ, mang theo giấc mơ “vinh quy bái tổ”. Trong số đó, chỉ vài chục người được xướng danh ở sân rồng và được khắc tên trên bia đá 1746.

Tấm bia tiến sĩ số 1746 ghi danh những người đỗ đạt trong khoa thi Bính Dần – niên hiệu Cảnh Hưng thứ 7
Danh sách khắc trên bia tiến sĩ số 1746 không chỉ là cái tên đơn thuần. Mỗi cái tên là một câu chuyện về người mẹ tảo tần chong đèn thắp lửa, thầy đồ tận tâm rèn chữ luyện văn và những đêm đèn dầu không tắt trong ngôi nhà tranh vách đất.
Tất cả hội tụ trong một khoảnh khắc khi tên người học trò xứ Nghệ, xứ Kinh Bắc, xứ Đàng Trong… được chạm khắc lên đá trở thành tấm gương sáng cho muôn đời sau. Nhiều người trong số họ sau này đã giữ những vị trí quan trọng trong triều đình, góp phần trị quốc an dân, lập sách viết sử, dạy dỗ thế hệ sau.
Khi di sản được số hóa – tấm bia tiến sĩ số 1746 bước vào không gian số
Từ khối đá rêu phong nằm trong khuôn viên Văn Miếu, bia tiến sĩ số 1746 giờ đây là vượt qua không gian vật lý bước vào thế giới số. Với ứng dụng công nghệ 3D, VR, AR được tích hợp trên nền tảng số YooLife, tấm bia cổ trở nên sống động và chân thực hơn bao giờ hết.
Công nghệ 3D – Mô phỏng chân thực đến từng chi tiết
Tấm bia tiến sĩ số 1746 được dựng mô hình 3D với độ chính xác cao, tái hiện đầy đủ kết cấu: thân bia, rùa đá, văn bia, hoa văn trang trí… Người xem có thể chiêm ngưỡng như đang đứng trước bia thật với chất lượng hình ảnh sắc nét, chân thực. Từng vết khắc, họa tiết rồng, mây, hoa sen đều được tái hiện đầy đủ, mang lại trải nghiệm sống động như thật.

Công nghệ 3D – Mô phỏng chân thực đến từng chi tiết
Công nghệ VR – Quan sát không gian 360 sinh động
Trên giao diện số, người dùng có thể xoay mô hình 360 độ, phòng to và thu nhỏ tùy ý để quan sát chi tiết từng phần. Từ nét khắc chữ Hán đến chân rùa đội bia, các góc khuất khó tiếp cận trong thực tế nay trở nên dễ dàng chỉ bằng một cú chạm. Giúp cho người xem trải nghiệm tấm bia theo cách hoàn toàn mới mẻ và linh hoạt.
AI voice – Thuyết minh tự động cho người xem
Do sử dụng chữ Hán cổ, nội dung trên bia khó hiểu với người xem. Ứng dụng có tính năng thuyết minh tiếng Việt, dịch nghĩa từng đoạn văn và giải thích ngắn gọn từng phần nội dung. Người xem sẽ hiểu được nội dung trên các tấm bia đầy đủ và chi tiết.
Trải nghiệm AR – Đưa tấm bia vào không gian thực
Công nghệ thực tế tăng cường (AR) cho phép người dùng đưa mô hình bia tiến sĩ vào ngay trong phòng khách, lớp học, hoặc khu trưng bày của mình qua màn hình điện thoại. Bằng cách “đặt” mô hình 3D vào không gian thực, người xem có cảm giác như đang tương tác trực tiếp với di sản.
Công cụ học tập và bảo tồn di sản hiệu quả
Không chỉ là trải nghiệm thị giác, việc số hóa tấm bia còn giúp đưa giá trị văn hóa – giáo dục vào các chương trình học tập, trưng bày, bảo tàng số. Học sinh có thể học lịch sử bằng cách tương tác thực tế với di sản. Các nhà nghiên cứu có thể phân tích chi tiết từng nét chạm, nội dung mà không cần di chuyển đến không gian thực tế.