Những năm gần đây, bạo lực ngôn từ đang dần trở nên phổ biến. Đặc biệt là khi các thiết bị điện tử, internet ngày một phát triển. Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội xuất hiện và gây ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý, sức khỏe của nhiều cá nhân cũng như xã hội. Vậy thực hư của thực trạng phức tạp này là thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài chia sẻ dưới đây nhé!
Table of Contents
ToggleBạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là gì?
Bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội là hành vi sử dụng lời nói, ngôn ngữ để gây tổn thương, hạ nhục, uy hiếp và miệt thị người khác trên không gian mạng. Nhằm thỏa mãn cảm xúc cá nhân, vô tình làm tổn thương tâm lý cho người tiếp nhận. Thậm chí là ảnh hưởng đến thể chất và có thể thiệt hại đến cả tính mạng.

Bạo lực có thể xuất phát từ những bức xúc của công chung về một vấn đề xã hội chưa được giải quyết thấu đó. Hay xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, bị kích động dẫn đến tâm lý “adua”. Nó cũng xuất phát từ việc chúng ta tự do, thể hiện quan điểm cá nhân.
Bạo lực mạng xã hội và bạo lực ngôn từ có gì khác nhau
Bạo lực lời nói trên internet không chỉ giới hạn trọng lời nói mà còn bao gồm nhiều hình thức tấn công khác nhau. Trong đó, bạo lực ngôn từ là một phần của bạo lực mạng xã hội. Chủ yếu dựa vào việc sử dụng lời nói để tấn công, xúc phạm hoặc bôi nhọ người khác.
Bạo lực mạng xã hội
Bao gồm tất cả các hình thức tấn công trực tuyến. Từ phát tán tin giả, đánh cắp thông tin cá nhân đến quấy rối bằng tin nhắn, hình ảnh hoặc video.
Bạo lực ngôn từ
Bạo lực ngôn từ chủ yếu liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ để lăng mạ, bôi nhọ, đe dọa hoặc gây tổn thương tinh thần.
Ví dụ hình thức tấn công bằng ngôn từ trên mạng:
- Bình luận tiêu cực, chê bai hoặc miệt thị trên các bài đăng.
- Tung tin đồn thất thiệt nhằm hạ thấp danh dự cá nhân.
- Đe dọa trực tiếp qua tin nhắn hoặc bài viết công khai.
Bắt nạt trên mạng xã hội là gì và liên quan gì đến bạo lực ngôn từ
Bắt nạt trên mạng xã hội là hành vi sử dụng internet để quấy rối, đe dọa hoặc làm tổn thương người khác. Điều này có thể xảy ra thông qua lời nói, hình ảnh, video hoặc các hành vi khác trên không gian mạng.
Cách bắt nạt trực tuyến gây tổn thương cho nạn nhân
- Gây tổn thương tâm lý, dẫn đến lo âu, trầm cảm, mất tự tin
- Làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín cá nhân. Tác động đến công việc, học tập.
- Khiến nạn nhân cảm thấy cô lập, bị xa lánh trong xã hội

Các hình thức bắt nạt phổ biến trên mạng xã hội:
- Chỉ trích, chê bai ngoại hình, năng lực hoặc cuộc sống cá nhân của ai đó
- Bịa đặt thông tin sai sự thật để làm tổn hại danh dự của người khác
- Gọi tên, xúc phạm hoặc đe dọa nạn nhân một cách trực tiếp trên các nền tảng
Tại sao tấn công ngôn từ trên mạng xã hội cực kỳ nguy hiểm
Việc tấn công bằng lời nói trên internet gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần của người khác. Nạn nhân của bạo lực ngôn từ có thể chịu hậu quả trong thời gian kéo dài, dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng.
Phân tích những hậu quả nghiêm trọng mà bạo lực ngôn từ gây ra
Bạo lực lời nói trên internet có thể để lại những vết thương bô hình, ám ảnh dai dẳng trong tâm lý người bị hại. Nó có thể dẫn đến nhiều hậu quả nghiệm trọng như:
- Căng thẳng kéo dài, dẫn đến suy nhược tinh thần.
- Rối loạn căng thẳng, ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.
- Trầm cảm nghiêm trọng, mất động lực sống.
- Lệ thuộc vào chất kích thích để tạm quên áp lực.
- Sợ hãi xã hội, tự cô lập bản thân, né tránh giao tiếp.
- Cảm giác xấu hổ, tội lỗi, sợ hãi ám ảnh, thậm chí có ý định tự tử.
Khi mắc phải các vấn đề trên, cơ thể có thể gặp các tình trạng như mất ngủ, rối loạn lo âu, chán ăn. Về lâu dài sẽ kéo theo các bệnh do sự suy yếu của cơ thể.

Xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội có thể gây hậu quả gì?
Ảnh hưởng đến tâm lý
- Những lời lẽ xúc phạm, miệt thị liên tục có thể khiến nạn nhân rơi vào trạng thái trầm cảm, lo âu, mất tự tin.
- Cảm giác bị cô lập, bị tổn thương tinh thần có thể dẫn đến suy nghĩ tiêu cực, thậm chí có trường hợp tự tử.
Mất uy tín cá nhân và tổn hại danh dự
- Những tin đồn sai sự thật, công kích cá nhân có thể khiến danh dự của nạn nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
- Một khi danh tiếng bị tổn hại trên mạng xã hội, rất khó để lấy lại niềm tin từ cộng đồng.
Tác động đến công việc, học tập, quan hệ xã hội
- Đối với học sinh, sinh viên khi bị bạo lực ngôn từ có thể ảnh hưởng đến kết quả học, mất động lực học hành.
- Người đi làm có thể mất cơ hội nghề nghiệp. Ảnh hưởng đến hình ảnh chuyên nghiệp.
- Mối quan hệ với gia đình, bạn bè cũng bị tác động tiêu cực khi nạn nhân rơi vào khủng hoảng tinh thần.
Bạo lực mạng xã hội có thể bị xử lý theo pháp luật không
Bạo lực ngôn từ trên mạng không chỉ dừng lại ở mức độ đạo đức. Nó còn có thể bị xử lý theo pháp luật nếu vi phạm các quy định liên quan.
Những hành vi nào được coi là phạm luật?
- Tung tin sai sự thật nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác.
- Đe dọa, quấy rối trực tuyến, gây tổn hại đến tinh thần và sức khỏe nạn nhân.
- Phát tán thông tin riêng tư, bôi nhọ danh dự cá nhân trên mạng xã hội.
Quy định xử phạt và các mức án có thể áp dụng
Tại Việt Nam, các hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng có thể bị xử lý theo các điều luật sau:
- Xử phạt hành chính: Theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác trên mạng có thể bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng.
- Xử lý hình sự: Theo Bộ luật Hình sự 2015, nếu hành vi xúc phạm danh dự gây hậu quả nghiêm trọng, có thể bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm.
Ngoài ra, nạn nhân có quyền khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất và tinh thần nếu bị tổn hại nghiêm trọng.
Những ai dễ trở thành nạn nhân của bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội
Bạo lực mạng ngày càng trở thành vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng đến nhiều người trong xã hội. Dù là học sinh, người nổi tiếng hay người bình thường. Ai cũng có thể trở thành mục tiêu của các cuộc công kích trên không gian mạng.
Học sinh, sinh viên và tình trạng bạo lực trên mạng xã hội
Các trường hợp học sinh, sinh viên bị bạo lực trên mạng xã hội như: nhắn tin qua hội nhóm, nhắn tin riêng qua tin nhắn, body shaming. Tất cả các hành động trên dẫn đến ảnh hưởng tâm lý học sinh khi bị bạo lực qua mạng.
Người nổi tiếng, KOLs – Đối tượng dễ bị công kích nhất
Những người bị tấn công bằng lời nói trên internet nhiều nhất đó là người nổi tiếng, KOLS. Công kích diện rộng, tạo tin đồn, lạm dụng quyền tự do ngôn luận chửi bới và lăng mạ. Ảnh hưởng đến tâm lý và nghề nghiệp của họ.

Người bình thường cũng có thể là nạn nhân của bạo lực ngôn từ
Với những người bình thường, bạo lực lời nói trên internet đến từ các mâu thuẫn cá nhân, tranh luận trên mạng bị đẩy đi quá xa. Dẫn đến tình trạng bóc phốt sai sự thật, bịa đặt các thông tin không đúng về nhau trên mạng xã hội.
Bạo lực trên mạng xã hội diễn ra ở đâu nhiều nhất
Bạo lực ngôn từ trên mạng không chỉ giới hạn ở một nền tảng duy nhất. Nó xuất hiện trên nhiều không gian khác nhau. Từ các trang mạng lớn đến các hội nhóm kín. Những nơi này trở thành “điểm nóng” cho các cuộc công kích cá nhân, lan truyền thông tin sai lệch và gây ảnh hưởng đến các nạn nhân.
Những nền tảng phổ biến của bạo lực trên mạng xã hội
Một số nền tảng mạng xã hội có có tỷ lệ bạo lực ngôn từ cao, số lượng người tham đông và nhiều bình luận như:
Đây là mạng xã hội có lượng người dùng lớn nhất thế giới. Đồng thời cũng là nơi xảy ra nhiều vụ tấn công bằng lời nói. Các bình luận tiêu cực, “bóc phốt” cá nhân và tin đồn thất thiệt thường lan truyền rất nhanh qua tính năng chia sẻ.
- TikTok
Với tính năng video ngắn, TikTok tạo điều kiện cho nội dung lan truyền mạnh mẽ. Bao gồm cả những bình luận chỉ trích, chê bai hoặc công kích cá nhân.
- Mạng xã hội X
Là nền tảng bày tỏ ý kiến cá nhân, dễ trở thành nơi bắt nạt trên mạng xã hội . Đặc biệt với những cuộc tấn công nhằm vào người nổi tiếng hoặc tranh cãi chính trị.

Các hội nhóm, fanpage công kích cá nhân và cách hoạt động của chúng
Bên cạnh các bài đăng công khai, bạo lực ngôn từ xuất hiện nhiều trong các hội nhóm kín hoặc fanpage. Chuyên “bóc phốt” cá nhân, tổ chức.
- Hội nhóm ẩn
Nhiều hội nhóm trên Facebook, hoạt động với danh nghĩa chia sẻ thông tin nhưng thực chất là nơi công kích cá nhân. Lan truyền tin đồn hoặc tung những bằng chứng chưa xác thực.
- Fanpage “bóc phốt”
Một số fanpage chuyên đăng tải nội dung chỉ trích, châm biếm hoặc bịa đặt thông tin gây tranh cãi, thu hút tương tác.
Bình luận tiêu cực trên YouTube và các nền tảng video
Bên cạnh mạng xã hội truyền thống, bạo lực ngôn từ còn xuất hiện nhiều trên các nền tảng video như Yootube.
- Văn hóa toxic trong bình luận: Nhiều người dùng YouTube để lại những bình luận mang tính xúc phạm, miệt thị dưới các video. Đặc biệt là những nội dung liên quan đến người nổi tiếng hoặc chủ đề gây tranh cãi.
- Ảnh hưởng đến người sáng tạo nội dung: Những bình luận tiêu cực không chỉ tác động đến tâm lý cá nhân mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nội dung, khiến nhiều nhà sáng tạo cảm thấy áp lực, thậm chí phải tạm ngừng sản xuất video.
Giải pháp khi bị bạo lực ngôn từ trên MXH
Bạo lực ngôn từ trên MXH có thể gây ra những tổn thương tâm lý cho nạn nhân. Tuy nhiên vẫn có nhiều cách để giảm thiểu và bảo vệ bản thân trước những lời công kích. Từ việc phản ứng đến việc sử dụng các công cụ kiểm soát nội dung.
Làm gì khi bị xúc phạm danh dự người khác trên mạng xã hội
Khi đối mặt với bạo lực ngôn từ, việc phản ứng đúng cách giúp bạn giảm tác động tiêu cực.
- Giữ bình tĩnh
Đừng vội phản ứng ngay lập tức, vì điều này có thể làm cho tình huống trở nên tồi tệ hơn. Hãy suy xét kỹ trước khi trả lời hoặc có bất kỳ hành động nào.
- Xác định mức độ nghiêm trọng
Nếu chỉ là những lời chỉ trích vô thưởng vô phạt, có thể bỏ qua. Nhưng nếu là thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự hoặc đe dọa, cần có biện pháp xử lý.
- Khi nào nên lên tiếng bảo vệ mình
Nếu những lời công kích ảnh hưởng đến danh dự, công việc hoặc cuộc sống cá nhân. Hãy phản hồi một cách lịch sự, rõ ràng, tránh để cảm xúc chi phối.
Trong nhiều trường hợp, sự im lặng có thể khiến kẻ công kích mất hứng thú và không tiếp tục tấn công. Tránh tranh cãi trực tuyến vì rất dễ bị lôi kéo vào các cuộc đối đầu không đáng có.

Khi nào nên báo cáo và tố cáo bạo lực mạng xã hội
Nếu bạo lực ngôn từ vượt quá giới hạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự hoặc sự an toàn. Hãy thu thập bằng chứng và báo cáo lên các cơ quan chức năng hoặc nền tảng mạng xã hội. Cách thu thập bằng chứng:
- Chụp ảnh màn hình các tin nhắn, bình luận, bài đăng có nội dung xúc phạm
- Lưu lại URL của các bài viết hoặc tài khoản vi phạm
- Ghi nhận thời gian, địa điểm và nội dung chi tiết của vụ việc
Các công cụ giúp kiểm soát nội dung tiêu cực trên mạng
- Báo cáo lên nền tảng mạng xã hội: Facebook, TikTok, YouTube… Các nền tảng này đều có chức năng báo cáo nội dung vi phạm chính sách.
- Nhờ sự hỗ trợ từ luật sư hoặc cơ quan chức năng: Nếu bị vu khống, bôi nhọ danh dự nghiêm trọng. Bạn có thể gửi đơn tố cáo lên cơ quan công an hoặc trung tâm hỗ trợ an ninh mạng.
- Tìm đến các tổ chức bảo vệ quyền lợi: Một số tổ chức phi lợi nhuận chuyên hỗ trợ nạn nhân của bạo lực mạng, giúp bạn xử lý tình huống tốt hơn.
Khi nào cần nhờ pháp luật can thiệp vào bạo lực mạng
Hình thức công kích cá nhân trên mạng xã hội, không chỉ gây tổn thương tinh thần mà còn vi phạm pháp luật. Trong nhiều trường hợp, nạn nhân có thể nhờ đến sự can thiệp của pháp luật để bảo vệ quyền lợi và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Những trường hợp tấn công bằng lời nói trên internet bị xử lý hình sự
Không phải mọi hành vi xúc phạm trên mạng đều cần đến sự can thiệp của pháp luật. Tuy nhiên, nếu rơi vào các trường hợp dưới đây, nạn nhân cần nhờ đến cơ quan chức năng xử lý:
- Bị bôi nhọ danh dự, vu khống nghiêm trọng: Những thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh cá nhân hoặc doanh nghiệp. Làm tổn hại uy tín, sự nghiệp.
- Bị đe dọa, quấy rối, khủng bố tinh thần: Tin nhắn, bình luận mang tính chất đe dọa đến tính mạng, công việc hoặc cuộc sống riêng tư.
- Bị phát tán thông tin cá nhân trái phép: Hình ảnh, thông tin cá nhân bị lộ hoặc sử dụng sai mục đích.
- Bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản: Các hình thức lừa đảo online như giả danh, hack tài khoản để trục lợi.
- Bị xâm phạm quyền riêng tư: Hành vi thu thập, chia sẻ thông tin cá nhân mà không được sự đồng ý của người bị hại.

Các bước thực hiện để tố cáo và nhờ luật sư hỗ trợ
Khi đã có đầy đủ bằng chứng, nạn nhân có thể thực hiện các bước sau để bảo vệ quyền lợi của mình:
Bước 1: Báo cáo lên nền tảng mạng xã hội
- Sử dụng tính năng báo cáo vi phạm trên Facebook, TikTok, YouTube, Twitter…
- Yêu cầu gỡ bỏ nội dung xấu hoặc chặn tài khoản vi phạm
Bước 2: Khiếu nại lên cơ quan chức năng
- Nộp đơn tố cáo lên Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) hoặc Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (C50).
- Nếu bị bôi nhọ nghiêm trọng, có thể gửi đơn đến công an địa phương để được hỗ trợ xử lý.
Bước 3: Nhờ luật sư tư vấn
- Nếu cần kiện ra tòa, nên nhờ luật sư hỗ trợ soạn thảo đơn kiện và tư vấn pháp lý.
- Các luật sư có thể giúp nạn nhân yêu cầu bồi thường thiệt hại, khởi kiện cá nhân/tổ chức vi phạm.
Thu thập bằng chứng đầy đủ và chính xác là bước quan trọng giúp nạn nhân bảo vệ quyền lợi của mình khi bị bạo lực ngôn từ trên mạng. Việc lưu trữ các tin nhắn, bình luận, bài viết liên quan không chỉ giúp chứng minh hành vi vi phạm mà còn tạo cơ sở vững chắc để cơ quan chức năng xử lý theo đúng quy định pháp luật.
Có thể nói, bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội không chỉ gây tổn hại tinh thần mà còn có thể bị xử lý theo pháp luật. Nạn nhân cần biết cách bảo vệ mình bằng cách thu thập bằng chứng, báo cáo lên cơ quan chức năng và nhờ đến luật sư khi cần thiết. Mỗi người cũng nên có trách nhiệm với lời nói của mình trên không gian mạng để tạo nên một môi trường văn minh, lành mạnh.