Ký ức ‘Đồng xuân thư quán’ và những người thanh niên theo tiếng gọi của Đảng. Cùng YooLife tìm hiểu ý nghĩa lịch sử của Hiệu sách Đồng Xuân tại số nhà 26.
Table of Contents
Toggle1. Ký ức ‘Đồng xuân thư quán”
“Đồng Xuân thư quán” là một hiệu sách nổi tiếng trong giai đoạn từ những năm 1936-1939. Một tấm biển đề “Đồng Xuân thư quán” trước cửa hiệu, sâu trong cửa hiệu là Nhà xuất bản Dân chúng, thuộc Đảng Cộng sản, nơi do Trần Đức Sắc (Văn Tân) phụ trách và Phạm Văn Hảo làm Giám đốc.
Trong không khí mới, ánh sáng mới những hoạt động sôi nổi của sách báo tiếng Pháp và tiếng Việt được in ấn và phát hành công khai, hiệu sách Đồng Xuân dần trở thành nơi thu nhận sách, báo, tạp chí tiếng Pháp, tiếng Anh từ Pháp về. Sau đó, những ấn phẩm này được phân phối đến các chi nhánh ở các tỉnh thành. Người dân quanh khu vực phố chợ Đồng Xuân thường xuyên ghé qua hiệu sách. Tuy nhiên, ít ai biết rằng đây chính là hiệu sách của Đảng, do vợ chồng ông bà Phạm Văn Hảo – Lê Thị Huệ làm chủ.
Số nhà 26 Rue du Riz đã trở thành địa chỉ công khai nhận thư tín quốc tế từ Pháp gửi sang. “Đồng Xuân thư quán” có đủ cả sách chính trị như Tuyên ngôn của Đảng cộng sản, Lịch sử Đảng cộng sản Bôn-sê-vích (Nga) và sách văn học như Người Mẹ (Mác-xim Gooc-ki), Tội ác và trừng phạt (Đốt-xtôi ep-xki), Đất vỡ hoang (Sô-lô-khốp), Gót sắt (Giắc Lơn-đơn), thơ của Mai-a cốp-xki, tạp chí Nước Nga ngày nay, báo Nhân đạo, tạp chí Cộng sản của Đảng cộng sản Pháp. Các đồng chí lãnh đạo của Đảng, hoạt động công khai ở báo Le Travail, Notre Voix, Đời Nay, Tin Tức như Nguyễn Văn Cừ, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Trần Huy Liệu… thường xuyên đến đây hội họp.
Điều đặc biệt của “Đồng Xuân thư quán” là qua những sách báo nhập từ nước ngoài, lớp thanh niên khao khát tự do, dân chủ, bình đẳng và bác ái như được mở ra một chân trời mới, giúp họ thay đổi tư duy và phương pháp hoạt động, góp phần phát triển văn hóa dân tộc, làm cách mạng và đấu tranh giành độc lập cho đất nước. Học sinh của các trường như Thăng Long, Gia Long, An-be Xa-rô… thường đến đây để tìm kiếm sách báo, và những cuốn sách như Tuyên ngôn Đảng cộng sản, Người Mẹ hay Viết dưới giá treo cổ (Phu-xích) trở thành nguồn cảm hứng và là cẩm nang cho họ.
Câu chuyện cổ tích về Đồng Xuân thư quán giờ chỉ còn trên trang sách dạy lớp trẻ. Không mấy ai biết, vợ chồng ông bà Lê Thị Huệ – Phạm Văn Hảo. Trong suốt từ mùa thu năm 1936 đến thu năm 1939 (trước khi mùi thuốc súng của Thế chiến 2 từ châu Âu bay tới Đông Dương) đã lặng lẽ lo tài chính cho Đảng, mua sách báo từ Pháp về, làm cho hiệu sách trở thành đầu mối phát hành sách báo nước ngoài và trong nước công khai cho các tỉnh thành Bắc Kỳ, kiểu như Xunhasaba bây giờ.
Nhà thơ Chu Hà trong hồi ký của mình đã kể lại rằng ông sang Viêng Chăn làm đại lý phát hành sách báo từ hiệu Đồng Xuân chuyển sang. Hiệu sách Lami de la Jeunesse Inlectuelle vừa là đại lý, vừa là điểm gặp gỡ của thanh niên Việt Nam tại Viêng Chăn. Từ đó, sách báo của Đảng được chuyển tiếp tới các đại lý khác ở Thà Khẹt, phục vụ bà con Việt kiều yêu nước ở Thái Lan. “Đồng Xuân thư quán” đã có sức lan tỏa mạnh mẽ trong phong trào Dân chủ và yêu nước 1936-1939.
Dù “Đồng Xuân thư quán” phải đóng cửa vào những năm 40 của thế kỷ 20, nhưng những tác phẩm văn học của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam tiếp xúc với văn hóa châu Âu đã góp phần tạo ra một dòng văn học nghệ thuật mang dấu ấn đặc sắc trong sự giao thoa văn hóa Đông – Tây. Những tác phẩm này thể hiện xu hướng nghệ thuật vị nhân sinh, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Một thế hệ thanh niên khao khát dân chủ, tự do, bình đẳng và bác ái đã sẵn sàng lên đường tranh đấu theo tiếng gọi của Đảng để giải phóng dân tộc. Cũng từ đầu năm 1940, ông bà chủ hiệu sách lao vào hoạt động bí mật.
Theo chỉ đạo của Trung ương Đảng, ông Hảo tham gia xây dựng cơ sở trong quần chúng lao khổ ở nội thành Sài Gòn, sau đó ra Nam Trung bộ để làm báo Chiến Thắng của Xứ ủy Trung kỳ. Năm 1941, ông quay lại Sài Gòn để liên lạc với Thành ủy, nhưng bị mật thám theo dõi và bắt giữ khi đang mua mực in và giấy sáp ở một cửa hiệu Hoa kiều. Sau đó, ông bị trục xuất khỏi Nam Kỳ và bị đưa đến nhà tù Sơn La.
Tại tù Sơn La, ông Hảo gặp lại người đồng chí cùng hoạt động thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương và được phân công vào Ban Biên tập báo Suối Reo. Sau khi vượt ngục Sơn La, ông tiếp tục được Xứ ủy cử đi Thu Quế làm báo Cứu Quốc cùng đồng chí Xuân Thủy. Trong không khí chuẩn bị Tổng khởi nghĩa, tòa soạn đã in số báo đặc biệt kêu gọi đồng bào tham gia Tổng khởi nghĩa. Ngay chiều 19-8-1945, toàn thể tòa soạn về Hà Nội và sử dụng nhà in Tô-panh để in báo Cứu Quốc.
Sau cách mạng tháng Tám thành công, ông Hảo gắn bó với báo Cứu Quốc đến năm 1946. Sau đó, ông giữ nhiều chức vụ quan trọng như Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, Giám đốc Sở Thông tin, Phó ban Tuyên truyền liên khu Việt Bắc, và tham gia vào các hoạt động ngoại giao. Sau khi Hà Nội được giải phóng, ông trở về Thủ đô làm Thư ký Thường trực Đảng đoàn Hội Nhà báo và tiếp tục làm công tác ngoại giao tại Liên Xô. Sau đó, ông về nước làm Giám đốc Bảo tàng Cách mạng Việt Nam.
2. Ghé thăm căn nhà số 26 phố Đồng Xuân
YooLife là một đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ VR360 để ảo hóa các địa chỉ đỏ tại Hà Nội, giúp lưu giữ và lan tỏa những di tích lịch sử, văn hóa quan trọng đến với mọi người. Với việc sử dụng công nghệ thực tế ảo (VR), YooLife không chỉ tái hiện những địa điểm lịch sử nổi bật mà còn giúp người dùng có thể trải nghiệm và tìm hiểu về chúng một cách sinh động, trực quan, dù ở bất kỳ đâu.
Các địa chỉ đỏ của Hà Nội, như các di tích lịch sử, các địa danh văn hóa đặc biệt, sẽ được mô phỏng dưới dạng hình ảnh 360 độ, cho phép người tham quan cảm nhận được không gian, kiến trúc và lịch sử của từng nơi thông qua các thiết bị VR. Đây là một cách thức hiệu quả để bảo tồn các giá trị lịch sử, đồng thời giúp người dân và du khách, đặc biệt là thế hệ trẻ, tiếp cận dễ dàng với di sản văn hóa quốc gia.
Tải App YooLife khám phá nhiều địa điểm giáo dục khác trên nền tảng số:
Câu chuyện về “Đồng Xuân thư quán” và vai trò quan trọng của vợ chồng ông Phạm Văn Hảo chỉ là một trong hàng triệu tấm gương sáng của những người đã hy sinh vì sự nghiệp độc lập, tự do và hòa bình cho đất nước, góp phần xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam.