Đình Vạn Phúc, toạ lạc tại làng nghề dệt lụa nổi tiếng mang đậm giá trị lịch sử và tâm linh của vùng đất này. Cùng YooLife tìm hiểu chi tiết về lịch sử, kiến trúc và các hoạt động đặc sắc trong lễ hội Đình Vạn Phúc ngay bài viết dưới đây.
Table of Contents
ToggleGiới thiệu về Đình Vạn Phúc
Đình Vạn Phúc, tọa lạc tại làng lụa Vạn Phúc (Hà Đông, Hà Nội), là một công trình văn hóa tín ngưỡng mang giá trị lịch sử và kiến trúc độc đáo. Ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ XVI, là nơi thờ Thành hoàng làng cùng các vị thần có công bảo hộ và gìn giữ bình an cho cư dân địa phương.
Với lối kiến trúc cổ kính mang đậm phong cách truyền thống, Đình Vạn Phúc nổi bật với mái đình cong vút, chạm khắc tinh xảo, cùng không gian trang nghiêm, thanh tịnh. Đây không chỉ là nơi diễn ra các nghi lễ quan trọng, các lễ hội dân gian mà còn là biểu tượng gắn bó với đời sống tâm linh của người dân làng nghề lụa.
Đình Vạn Phúc đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong lịch sử, từ thời kỳ chống giặc ngoại xâm đến những dấu ấn của làng nghề truyền thống. Hiện nay, ngôi đình không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn thu hút du khách tìm hiểu về nét đẹp văn hóa, lịch sử của một làng nghề hơn 1.000 năm tuổi.
Kiến trúc độc đáo Đình Vạn Phúc
Đình Vạn Phúc toạ lạc giữa làng nhìn về hướng tây, được xây dựng theo hình chữ “quốc”. Đình có một bố cục tương đối đặc biệt, chạy dọc theo chiều sâu, từ ngoài cổng vào thấy trước mắt là hồ nước hình chữ nhật chia lối vào đình thành 2 cánh cong.
Cấu trúc đình gồm nhiều hạng mục nổi bật: Nghi môn với ba lối đi, Phương đình hình vuông 100m² với hai tầng, tám mái cong được chạm khắc tinh xảo, hệ thống gỗ sơn son thếp vàng, nối liền với Trung cung và Hậu cung. Trung cung mang nét kín đáo và thanh thoát với mái cong kiểu mai rùa, trong khi Hậu cung rộng rãi và trang nghiêm, là nơi thờ thánh. Hai dãy Tả hữu mạc chạy dọc hai bên đình, mỗi bên 10 gian. 3 gian phía trong cùng còn giữ được nguyên vẹn kết cấu của đình cũ thời Lê, 7 gian phía ngoài được tu sửa ở thời Nguyễn – là nơi để 14 giáp hội họp ngày làng có tiệc. Hai bên của Tả hữu mạc, đăng đối nhau là các câu đối thể hiện tài văn chương của 14 giáp mong cầu mong dân khang vật thịnh.
Với giá trị đã nêu ở trên, Đình Vạn Phúc đã được UBND tỉnh Hà Tây xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật năm 2005. Đình Vạn Phúc là di sản văn hóa có giá trị, kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc và tâm linh của làng nghề truyền thống.
Lễ hội tại Đình Vạn Phúc – Nét đẹp văn hoá Hà Nội
Hằng năm, tại đình Vạn Phúc – Hà Đông, nhân dân tổ chức lễ hội truyền thống từ ngày 11 đến 13 tháng Giêng. Lễ hội đình làng là sự kiện văn hóa đặc sắc của địa phương. Tự hào về chốn tổ nghề lụa, ông Phạm Khắc Hà cho biết thêm: “Được sự nhất trí của chính quyền địa phương, hội làng tổ chức nhiều hoạt động như lễ dâng hương tế cáo tổ nghề, trưng bày các sản phẩm lụa truyền thống, tổ chức biểu diễn thời trang thiết kế từ lụa tơ tằm Vạn Phúc, tôn vinh các cơ sở sản xuất. Đây còn là dịp để người thợ dệt tri ân tổ nghề, thêm tự hào về nghề truyền thống của quê hương”.
Trải qua trên 1000 năm, nhân dân phường Vạn Phúc luôn thờ phụng, ghi nhớ công ơn trời biển của Đức Thành Hoàng – Ả Lã Đê Nương. Người Vạn Phúc coi đoàn kết là một trong những nhân cách sống, xây nên ba đức tính quý giá: Đoàn kết – Cương trực – Tự trọng.
Lễ hội truyền thống làng nghề phường Vạn Phúc năm nay được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú như: Tổ chức đêm biểu diễn nghệ thuật quần chúng; khai trương trung tâm kinh doanh lụa Vạn Phúc; chúc thọ các cụ cao niên; hát quan họ tại ao đình…
Thông qua lễ hội truyền thống đầu xuân mới, giới trẻ nói riêng và người dân làng lụa Vạn Phúc nói chung thêm hiểu, biết ơn công lao to lớn của vị tổ nghề cũng như các bậc tiền nhân, những người đã góp phần gìn giữ phát triển nghề dệt lụa đến tận ngày nay.
Tham quan Đình Vạn Phúc trên nền tảng số
Đình Vạn Phúc là một di tích lịch sử – văn hóa vô cùng giá trị và đáng để khám phá. Với sự phát triển của công nghệ, du khách hoàn toàn có thể “tham quan” Đình Vạn Phúc ngay trên nền tảng số một cách sống động và chân thực.
Tải ứng dụng YooLife trên thiết bị di động của mình để có thể tham quan toàn bộ không gian ảo hoá!
Tour ảo 3D:
- Khám phá từng ngóc ngách: Bạn có thể tự do di chuyển trong không gian 3D của đình, zoom vào các chi tiết kiến trúc, đọc các thông tin mô tả.
- Lựa chọn góc nhìn: Lựa chọn các góc nhìn khác nhau để quan sát đình, từ trên cao, từ bên trong hoặc từ bên ngoài.
- Tham quan theo tuyến đường cố định: Một số tour ảo cung cấp các tuyến đường tham quan cố định, giúp bạn khám phá đình một cách hệ thống.
Hình ảnh và video 360 độ:
- Khám phá đình một cách trực quan: Bạn có thể xem các hình ảnh và video 360 độ về đình, giúp bạn hình dung rõ hơn về kiến trúc, không gian và các hoạt động diễn ra tại đây.
- Tương tác với hình ảnh: Một số hình ảnh và video 360 độ cho phép bạn tương tác, ví dụ như zoom vào các chi tiết, thay đổi góc nhìn.
Tham quan trên nền tảng số là một cách trải nghiệm mới, cho phép du khách khám phá Đình Vạn Phúc mà không cần phải trực tiếp đến nơi. Đây là cơ hội tuyệt vời để bảo tồn và giới thiệu di sản văn hóa của Hà Nội cho cộng đồng trong và ngoài nước một cách thuận tiện và sinh động.