Nằm trong quần thể Hoàng Thành Huế, Cung Diên Thọ là một trong những địa danh thu hút đông đảo du khách và người dân địa phương ghé thăm. Với lối kiến trúc nguy nga, tráng lệ và quy mô ấn tượng, Cung Diên Thọ từng là nơi sinh sống của các Hoàng thái hậu và Thái Hoàng thái hậu triều Nguyễn. Trong bài viết này, hãy cùng YooLife khám phá những dấu ấn lịch sử độc đáo và đầy thú vị của Cung Diên Thọ!
Table of Contents
ToggleGiới thiệu Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ được biết đến là quần thể kiến trúc cung điện lớn nhất còn lại tại Cố đô Huế, mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa triều Nguyễn. Tọa lạc trong một khuôn viên hình chữ nhật rộng khoảng 100m và dài 150m, cung gồm hơn 10 công trình được bố trí hài hòa, với chính điện nằm ở trung tâm, từng là nơi nghỉ ngơi của Hoàng thái hậu và đón tiếp khách quý. Nếu bạn đang lên kế hoạch khám phá Đại Nội Huế, Cung Diên Thọ chắc chắn là một điểm đến không thể bỏ qua!
Địa chỉ Cung Diên Thọ
Cung Diên Thọ là một trong các địa điểm du lịch Huế thuộc quần thể di tích cố đô được xây dựng từ thời nhà Nguyễn, với lịch sử hàng trăm năm. Tọa lạc phía Tây Bắc khu Hoàng thành nằm trong Đại nội Huế, vị trí cạnh điện Thái Hòa, phía Tây Tử Cấm Thành và phía Nam cung Trường Sanh. Cung Diên Thọ và cung Trường Sanh nguyên thủy là vườn Ngự.
Giá vé
Người lớn: 120.000 VNĐ/người.
Trẻ em: 30.000 VNĐ/người.
Người nước ngoài: 150.000 VNĐ/người.
Giờ mở cửa
Mùa hè: 6h30 – 17h30.
Mùa đông: 7h00 – 17h00.
Cung Diên Thọ – Dấu Ấn Lịch sử Triều Nguyễn
Được khởi dựng vào năm 1804, là nơi sinh hoạt thường nhật của các Hoàng thái hậu triều Nguyễn, đồng thời cũng là biểu tượng cho lòng hiếu thảo và ước nguyện trường thọ của các vị vua dành cho mẫu thân. Ban đầu, cung mang tên Trường Thọ, nhưng qua các triều đại, nơi đây đã được đổi tên nhiều lần: Từ Thọ, Gia Thọ, Ninh Thọ, và cuối cùng là Diên Thọ. Mặc dù tên gọi thay đổi, ý nghĩa của cung vẫn nhất quán, biểu thị sự kính trọng và mong muốn kéo dài tuổi thọ cho Hoàng thái hậu.
Những dấu ấn lịch sử qua các triều đại:
- Vua Gia Long (1804): Cung Trường Thọ được xây dựng để làm nơi ở cho Vương thái hậu, thay thế Hậu Điện trước đó.
- Vua Minh Mạng: Trên nền cung Trường Thọ, vua Minh Mạng cho xây dựng cung Từ Thọ để làm nơi an dưỡng của Thuận Thiên Cao Hoàng thái hậu – Trần Thị Đang.
- Vua Tự Đức: Năm 1849, cung Từ Thọ được dỡ bỏ và thay thế bằng cung Gia Thọ, trở thành nơi ở của Hoàng thái hậu Từ Dũ.
- Vua Thành Thái: được đổi tên thành cung Ninh Thọ, nơi ở của bà Nghi Thiên và sau đó là bà Từ Minh, mẹ vua Thành Thái.
- Vua Khải Định: Cung được trùng tu, đổi tên thành Diên Thọ, với chủ nhân là bà Thánh Cung Hoàng quý phi.
Dù trải qua nhiều lần cải tạo và đổi tên, di tích vẫn giữ vững vị trí là nơi an dưỡng và sinh hoạt của các bậc mẫu nghi trong triều, đồng thời ghi dấu những biến chuyển lịch sử quan trọng của triều đại nhà Nguyễn.
Khám Phá Vẻ Đẹp Kiến Trúc Cung Diên Thọ Qua 200 Năm
Cung Diên Thọ là một trong những công trình cung điện lớn nhất còn lại tại Cố đô Huế, gồm hơn 10 tòa nhà trong khuôn viên hình chữ nhật rộng 100m, dài 150m. Hiện nay, chỉ còn một số công trình được bảo tồn, bao gồm Cung Diên Thọ, Điện Thọ Ninh, Tạ Trường Du, Am Phước Thọ và Lầu Tịnh Minh. Những công trình này vẫn giữ được vẻ đẹp cổ kính và phản ánh giá trị lịch sử, kiến trúc triều Nguyễn.
Điện Chính Cung Diên Thọ
Là công trình kiến trúc lớn nhất và được xây dựng sớm nhất trong khuôn viên Đại Nội, bắt đầu từ năm 1804. Qua nhiều lần đổi tên, từ Cung Trường Thọ đến Cung Từ Thọ, Cung Gia Thọ và Cung Ninh Thọ, tên gọi Cung Diên Thọ chính thức xuất hiện dưới triều Khải Định. Đến nay, bên trong cung vẫn treo tấm hoành phi sơn son thếp vàng với ba chữ “Cung Diên Thọ” nổi bật.
Cung có hình chữ nhật, rộng 27,5m, dài 34,7m, với bảy gian, hai chái, hai hiên trước và sau. Hệ thống vì kèo được chạm trổ tinh xảo, bốn gian hai bên là nơi ở của Hoàng thái hậu.
Điện Thọ Ninh
Điện Thọ Ninh, nằm cách Cung Diên Thọ khoảng 20m, trước đây là nơi ở của các bà mẹ thứ của vua. Với diện tích bằng một nửa Cung Diên Thọ, kiến trúc đơn giản nhưng vẫn thoáng mát. Điện được kết nối với Cung qua hai hành lang. Ban đầu, Điện có bảy gian hai chái, nhưng sau lần.
Tạ Trường Du
Nằm ở phía Đông của hai tòa nhà trên. Đây là ngôi nhà thủy tạ nằm trên một hồ nước hình chữ nhật, dài 28m, rộng 20m, được xây dựng năm 1849. Tạ Trường Du nằm ở bờ Bắc của hồ, mặt quay về hướng Nam. Tòa nhà bằng nửa diện tích hồ, phía trước của tạ là đình Lương Phong. Nền lát gạch hoa, vách bằng gỗ, trổ nhiều cửa sổ. Nội thất trạm trổ tinh xảo. Trên bờ nóc chắp bầu rượu bằng pháp lam. Quanh tạ xây lan can, mặt trước có cầu nối với bờ Nam hồ. Hai bên hồ đắp hai hòn non bộ, trên có am nhỏ và cầu nối.
Am Phước Thọ
Am Phước Thọ, hay còn gọi là Khương Ninh Các, đối xứng với Tạ Trường Du, là nơi kết hợp giữa chùa Phật giáo và am thờ thánh.Tòa nhà có ba gian, hai tầng, mặt hướng về phía tây. Gian giữa tầng dưới chỉ để một bàn thờ, hai bên là nơi ở của các vị sư nữ. Sân được lát gạch Bát Tràng, xây bể cạn, đắp giả sơn và trồng thêm nhiều cây cảnh. Có một ngôi đền thờ các vong linh thần thánh ở sân sau.
Lầu Tịnh Minh
Lầu Tịnh Minh, xây dựng năm 1927 trên nền Thông Minh Đường, nằm bên phải Cung Diên Thọ. Tòa nhà mang phong cách kiến trúc hiện đại kết hợp yếu tố phương Tây, dành riêng cho mẹ vua Bảo Đại. Các công trình trong di tích được nối với nhau bằng hành lang có mái che, liên kết với Điện Càn Thành nơi vua sinh hoạt. Nội thất lầu Tịnh Minh trang trí chủ yếu theo chủ đề phượng hoàng, biểu tượng của nữ giới.
Cung Diên Thọ – Huế Trên Nền Tảng Số
Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, Cung Diên Thọ không chỉ là một điểm đến du lịch nổi tiếng mà còn là một trải nghiệm số đầy hấp dẫn. Thông qua công nghệ thực tế ảo VR360, du khách có thể khám phá từng chi tiết, ngóc ngách của Cung Diên Thọ một cách sinh động và chân thực, như thể đang trực tiếp tham quan. Chỉ vài thao tác đơn giản trên ứng dụng YooLife bạn có thể chiêm ngưỡng toàn bộ không gian sống động.
Tải App trải nghiệm ngay không gian ảo hoá trên thiết bị di động iOS và Android:
Ưu điểm khi sử dụng trải nghiệm ứng dụng YooLife
- Người dùng có thể khám phá các di sản văn hóa từ xa, bất kể thời gian hay địa điểm, thông qua các tour ảo và thực tế ảo VR360
- Không cần di chuyển, người dùng vẫn có thể trải nghiệm các địa điểm nổi tiếng, tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian
- Công nghệ VR và tour 360 độ giúp tái hiện các địa điểm di sản một cách sinh động và chi tiết, mang lại cảm giác như du khách đang tham quan trực tiếp
- Giao diện thân thiện giúp người dùng dễ dàng tiếp cận và sử dụng các tính năng